BỘ ĐẠI HỌC - TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22-DN | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 1988 |
Để xác định trình độ, khả năng giảng dạy - Giáo dục thực tế của đội ngũ các trường dạy nghề, trên cơ sở đó mà bố trí sử dụng hợp lý và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, đào tạo bổ sung nhằm kiện toà, ổn định và xây dựng đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về loại hình và cơ cấu ngành nghề nhằm từng bước thực hiện việc tiêu chuẩn hoá trình độ theo chức danh tiêu chuẩn, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, Bộ Đại học, THCN và DN yêu cầu các đồng chí lãnh đạo các trường dạy nghề, cơ quan quản lý cấp trên của trường dạy nghề chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt việc đánh giá trình độ giáo viên.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN
1. Mục đích: Việc đánh giá trình độ giáo viên nhằm xác định khả năng giảng dạy - giáo dục thực tế của giáo viên hiện có trong trường dạy nghề. Trên cơ sở đó mà bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có nhằm phát huy có hiệu quả trong việc nâng cao trình độ, đào tạo bổ sung để trong một thời gian ngắn xây dựng được một đội ngũ giáo viên của các trường đủ mạnh về số lượng lẫn chất lượng, đủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo của trường.
2. Yêu cầu:
a) Lãnh đạo trường dạy nghề cần quán triệt và làm tốt công tác giáo dục tư tưởng để mọi giáo viên trong trường (kể cả những giáo viên đang giữ các chức vụ trưởng phó phòng đào tạo, trưởng phó ban giáo viên) thấy rõ mục đích của việc kiểm tra đánh giá trình độ, tự nguyện tham gia. Đảm bảo 100% giáo viên tham dự kiểm tra đánh giá trình độ.
b) Việc đánh giá trình độ giáo viên phải thực sự khách quan để phản ánh đúng trình độ, khả năng thực của mỗi giáo viên. Kết quả kiểm tra đánh giá phải được thông báo công khai, đầy đủ cho từng giáo viên, cần làm cho mỗi giáo viên thấy rõ năng lực thực tế của mình để có kế hoạch học tập nâng cao trình độ mọi mặt, phát huy các mặt tích cực làm tốt nhiệm vụ giảng dạy.
Cần tránh hiện tượng dựa vào kết quả đánh giá trình độ mà đòi hỏi đãi ngộ hoặc so sánh lẫn nhau trong đội ngũ giáo viên, làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.
c) Qua việc tổ chức đánh giá trình độ mà củng cố, nâng cao thêm một bước trình độ nhận thức, khả năng nghề nghiệp của giáo viên.
d) Thông qua kết quả đánh giá trình độ, căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường mà lập quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, đào tạo bổ sung đội ngũ cho đến năm 1990 và những năm tiếp theo
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN
A. ĐỐI VỚI TẤT CẢ MỌI GIÁO VIÊN CẦN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THEO CÁC NỘI DUNG SAU:
1. Kiến thức lý luận sư phạm.
a) Nội dung: Bao gồm những kiến thức cơ bản của các môn lý luận sư phạm như tâm lý học, giáo dục học, dạy sản xuất v.v... và những kiến thức lý luận khác có liên quan (những quan điểm cơ bản về giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu đào tạo, vị trí nhiệm vụ của người giáo viên).
b) Phương pháp đánh giá, mỗi giáo viên sẽ trả lời viết một số câu hỏi do Hội đồng kiểm tra đánh giá đặt ra. Kết quả đánh giá theo bài làm của mỗi giáo viên (được Hội đồng chấm tập thể theo thang điểm quy định).
2. Thực hành giảng dạy giáo dục.
a) Nội dung gồm:
- Chất lượng công tác chuẩn bị, giảng dạy,
- Mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần truyền đạt,
- Phương pháp truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, nghệ thuật sư phạm.
- Nămg lực tổ chức quá trình giảng dạy, giáo dục.
b) Phương pháp đánh giá: Đánh giá qua các bài giảng thực tế của giáo viên ở trên lớp học hoặc ở xưởng thực hành. Tập thể giáo viên trong ban và Hội đồng kiểm tra đánh giá dự lớp. Sau dự lớp tổ chức phân tích (bình giảng). Mỗi thành viên của hội đồng đánh giá cho điểm theo thang điểm quy định. Kết quả đánh giá về thực hành giảng dạy đối với mỗi giáo viên cần kết hợp với cả quá trình giảng dạy của giáo viên đó. Không nên chỉ căn cứ vào kết quả của một bài giảng.
3. Tuỳ theo điều kiện của từng trường, hội đồng kiểm tra đánh giá có thể thu thập ý kiến góp ý của học sinh bằng phiếu thăm dò về các mặt: phẩm chất đạo đức và tác phong sư phạm của giáo viên, phương pháp giảng dạy hướng dẫn, sự tích cực giúp đỡ học sinh của giáo viên, kết quả tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh trên lớp và những vấn đề khác v.v...
Những ý kiến góp ý của học sinh (nếu có) chỉ để tham khảo.
B. RIÊNG ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH CẦN DÁNH GIÁ THÊM VỀ KỸ NĂNG, KỸ XẢO NGHỀ NGHIỆP
a) Nội dung đánh giá:
- Mức độ thành thạo, chuẩn xác của các thao động tác lao động cơ bản của nghề.
- Làm sản phẩm theo tiêu chuẩn cấp bậc thợ.
- Tổ chức nơi làm việc khoa học.
b) Phương pháp đánh giá: Mỗi giáo viên thực hành tự đăng ký thi theo bậc thợ phù hợp với khả năng của mình (tối thiểu bắt đầu từ bậc thợ quy định của công nhân lành nghề 3/7 hoặc tương đương trở lên). Hội đồng tổ chức thi theo bậc thợ giáo viên đã đăng ký và đánh giá cho điểm theo nội dung đánh giá nêu ở trên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Để tổ chức thực hiện việc kiểm tra đánh giá trình độ giáo viên, mỗi trường dạy nghề thành lập một Hội đồng kiểm tra đánh giá từ 5 đến 7 người do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm Chủ tịch hội đồng. Các thành viên hội đồng gồm:
- Trưởng hoặc phó phòng đào tạo làm uỷ viên thư ký,
- Các giáo viên giỏi, có trình độ năng lực và sư phạm, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy, giáo dục.
Các thành viên trong hội đồng được miễn tham dự kiểm tra đánh giá trình độ, Hội đồng do Hiệu trưởng ký quyết định thành lập trên cơ sở ý kiến thảo luận và nhất trí của Hội đồng sư phạm nhà trường.
2. Hội đồng kiểm tra đánh giá trình độ giáo viên trường dạy nghề có nhiệm vụ:
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật để cho việc kiểm tra đánh giá trình độ giáo viên có hiệu quả (câu hỏi kiểm tra về lý luận sư phạm, đề thi thực hành cho giáo viên dạy thực hành và cơ sở vật chất kỹ thuật kèm theo, phiếu thăm dò v.v...).
- Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
- Đánh giá kết quả đối với từng giáo viên (gồm chấm bài làm về lý luận sư phạm, chấm bài thực hành, dự giờ, phân tích đánh giá thực hành giảng dạy v.v...).
Việc đánh giá phải tiến hành tập thể.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá, kèm theo những nhận xét cụ thể đối với từng giáo viên, ghi thành biên bản đánh giá để làm cơ sở báo cáo lên cấp trên và lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Trong biểu tổng hợp kết quả, mỗi nội dung đánh giá phải được thể hiện độc lập (tính điểm riêng), không tính trung bình cộng điểm của tất cả các nội dung đánh giá.
- Thông báo công khai kết quả và chỉ rõ các thiếu sót của mỗi giáo viên, giúp giáo viên nhận thức rõ tồn tại, thiếu sót của mình, trên cơ sở đó bản thân có trách nhiệm khắc phục, tập thể sư phạm nhà trường có trách nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo viên phấn đấu vươn lên.
3. Trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá trình độ giáo viên, các trường lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về các mặt:
- Bồi dưỡng sư phạm, kỹ năng giảng dạy.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ lên bậc đại học.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên dạy thực hành lên bậc cao đẳng.
- Bồi dưỡng nâng cao tay nghề và kế hoạch đào tạo giáo viên, lý thuyết giáo viên thực hành đến năm 1993, thông qua cơ quan quản lý cấp trên.
4. Việc kiểm tra đánh giá trình độ và kế hoạch bồi dưỡng đào tạo giáo viên các trường dạy nghề cần tổ chức triển khai thực hiện trong học kỳ I năm học 1988-1989 (từ tháng 10/88 đến tháng 3/89). Kết quả kiểm tra đánh giá được tổng hợp theo biểu (Bộ đại học, THCN và DN) và gửi báo cáo về:
- Vụ đào tạo nghề Bộ đại học, THCN và DN 49 Đại Cồ Việt trước ngày 30/4/1989.
- Cơ quan quản lý cấp trên của trường (Bộ chủ quản nếu là trường Trung ương, Sở Giáo dục hoặc Ban GDCN tỉnh, thành phố nếu là trường địa phương)
Các Bộ, ngành Trung ương, các Sở hoặc Ban GDCN các địa phương chịu trách nhiệm tổng hợp khối các trường thuộc Bộ ngành, địa phương mình để theo dõi và báo cáo về Vụ đào tạo nghề Bộ Đại học, THCN và Dạy nghề trước ngày 30/4/1989.
IV. PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN NÀY:
1. Mọi giáo viên trường dạy nghề có trách nhiệm nhận thức rõ mục đích yêu cầu và tham dự đợt kiểm tra đánh giá trình độ. Căn cứ vào tiêu chuẩn trình độ quy định, mỗi giáo viên phải tự xác định trình độ, khả năng của mình, trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt, phấn đấu vươn lên đạt tiêu chuẩn trình độ quy định, mặt khác có những kiến nghị cần thiết với lãnh đạo nhà trường về việc tạo điều kiện cho bản thân phấn đấu vươn lên.
2. Lãnh đạo trường dạy nghề trực tiếp chịu trách nhiệm chính trước tập thể sư phạm nhà trường, trước cơ quan quản lý cấp trên về việc tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt đợt kiểm tra đánh giá trình độ giáo viên của trường mình, đảm bảo tính khách quan, thể hiện đúng thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên theo mục đích yêu cầu đặt ra. Đồng thời chịu trách nhiệm về việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng hàng năm nhằm nhanh chóng kiện toàn, ổn định và xây dựng đội ngũ giáo viên của trường. Báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá và các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo đúng địa chỉ và thời hạn quy định.
3. Cơ quan quản lý cấp trên của trường dạy nghề cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (Sở giáo dục hoặc Ban GDCN) chịu trách nhiệm phối hợp chỉ đạo, kiểm tra giám sát trường dạy nghề trong việc kiểm tra đánh giá trình độ giáo viên. Tổng hợp kết quả đánh giá trình độ đội ngũ giáo viên của các trường trong phạm vi phụ trách để nắm và báo cáo Bộ Đại học, THCN và DN (gửi về Vụ đào tạo nghề). Thông qua quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của các trường DN, kết hợp với Bộ Đại học, THCN và DN trong việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng, đào tạo bổ sung đội ngũ giáo viên cho các trường dạy nghề. Giám sát các trường DN trong việc bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có, trong việc tiếp nhận và sử dụng những giáo viên trường DN gửi đi đào tạo sau khi họ tốt nghiệp.
4. Bộ đại học, THCN và DN thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường DN, chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra đánh giá trình độ thông qua các cơ quan quản lý đào tạo của Bộ, ngành, các Sở, Ban GDCN. Bộ sẽ kết hợp với các cơ quan quản lý đào tạo kiểm tra điểm một số trường trong việc thực hiện Thông tư hướng dẫn này. Tổng hợp tình hình và các kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo bổ sung đội ngũ giáo viên của các trường DN, chỉ đạo triển khai thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch đó các trường lập ra từ năm học 1983-1989 để từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của toàn ngành.
| Nguyễn Như Nghĩa (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.