BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2829-LĐTBXH/TC | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 1991 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 2829-LĐTBXH/TC NGÀY 2 THÁNG 10 NĂM 1991 VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 111 VÀ THÔNG TƯ SỐ 04 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TRONG VIỆC SẮP XẾP BIÊN CHẾ
Kính gửi: | - Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ |
Ngày 12/4/1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định 111/HĐBT về một số chính sách trong việc sắp xếp biên chế. Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên Bộ Bộ Tài chính Lao động - TBXH có thông tư số 04/TTLB ngày 24/5/1991 hướng dẫn thực hiện Quyết định 111/HĐBT. Căn cứ vào các văn bản trên, Bộ hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể sau đây:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU SẮP XẾP BIÊN CHẾ:
- Trên cơ sở làm rõ chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mà xác định biên chế. Khi sắp xếp cán bộ cần chú ý lựa chọn người đảm bảo cả phẩm chất, năng lực và sức khoẻ, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới. Cần quan tâm xây dựng quy hoạch cán bộ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, không gây xáo trộn, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Phải sắp xếp đúng người, đúng việc, phát huy sở trường cán bộ để tạo ra hiệu suất công tác cao nhất. Những trường hợp không đạt yêu cầu nghiên cứu nhưng không chấp nhận những công việc cụ thể hoặc dịch vụ thì giải quyết nghỉ việc theo quy định chung; nếu xin chuyển sang cơ quan khác thì được tạo điều kiện thuận lợi.
- Phải trên cơ sở vì việc mà xếp người, không phải vì người mà xếp việc. Đối với cán bộ là lãnh đạo, năng lực không đáp ứng được nhiệm vụ thì chuyển sang làm chuyên viên hoặc giải quyết chính sách theo quy định chung.
- Viêc thực hiện chính sách phải đảm bảo công khai, dân chủ, đảm bảo đoàn kết thống nhất, ổn định tình hình đơn vị. Phải sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.
II. PHÂN LOẠI VÀ GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CNVC SAU KHI SẮP XẾP
- Cán bộ viên chức từ cơ quan Bộ đến các đơn vị, cơ sở khi tiến hành sắp xếp được phân loại thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Bao gồm những cán bộ viên chức tiếp tục làm việc trong biên chế hành chính sự nghiệp.
+ Nhóm 2: Những người chuyển từ cơ quan hành chính sự nghiệp đến những nơi khác có nhu cầu (vẫn trong biên chế Nhà nước ).
+ Nhóm 3: Những người thôi việc chuyển hẳn ra ngoài biên chế Nhà nước.
+ Nhóm 4: Những người giải quyết nghỉ hưu (đến tuổi và trước tuổi theo quy định).
Việc sắp xếp và giải quyết chính sách đối với cán bộ viên chức ở từng nhóm như sau:
1. Đối với những người tiếp tục làm việc trong biên chế hành chính sự nghiệp.
Căn cứ quyết định số 284/LĐTBXH/QĐ ngày 29/7/1989 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời 3 tiêu chuẩn chung của các hệ chức danh và quá trình tiến hành xây dựng chức danh tiêu chuẩn; các đơn vị từ cơ quan Bộ đến cơ sở tiến hành nhận xét đánh giá cán bộ để lựa chọn, bố trí vào các công việc phù hợp với trình độ, năng lực cụ thể của từng người đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
1. Phẩm chất đạo đức: Ngoài những yêu cầu chung về phẩm chất đạo đức như quan điểm, lập trường, chấp hành chủ trương đường lối... người được xếp vào diện tiếp tục làm việc phải đạt yêu cầu cụ thể:
- Có ý thức trách nhiệm hoàn thành và thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được phân công. Chấp hành nội quy, quy chế làm việc nghiêm túc.
- Phong cách làm việc dân chủ, đoàn kết hiệp đồng trong công tác, sống trong sạch, lành mạnh, không tham ô, hối lộ, móc ngoặc, cửa quyền, gia trưởng hách dịch...
2. Năng lực:
a. Đối với lãnh đạo (từ trưởng phó phòng trở lên)
- Phải am hiểu công việc chuyên môn nghiệp vụ mà mình phụ trách.
- Có năng lực tổ chức quản lý phối hợp mọi hoạt động của đơn vị, dự kiến được hướng phát triển lâu dài đối với nhiệm vụ của đơn vị, chủ động có kế hoạch triển khai thực hiện đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đổi mới. Đặc biệt là cán bộ cấp trưởng của các Vụ, Cục, Ban. Phải có năng lực tổng kết, đề xuất những việc có tính chất chiến lược của ngành thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Được đào tạo qua các chương trình cơ bản về 1 lĩnh vực chuyên môn, có trình độ cao cấp hoặc trung cấp chính trị.
b. Đối với chuyên viên:
- Phải hiểu sâu về lĩnh vực công việc được phân công
- Có năng lực tổng hợp nghiên cứu, đề xuất công việc thuộc phạm vi mình phụ trách; Phát hiện được những vấn đề có liên quan để giúp lãnh đạo xử lý. Có khả năng viết các văn bản theo yêu cầu chức danh được giao. Riêng đối với chuyên viên cao cấp trở lên phải xây dựng được các đề án chiến lược, các luật lệ, cơ chế, chế độ chính sách của ngành theo chức danh được đảm nhiệm.
- Được đào tạo chuyên môn về một lĩnh vực công tác của ngành ở trình độ đại học trở lên. Có trình độ chính trị trung cấp hoặc cao cấp.
c. Đối với cán bộ nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật:
- Thành thạo kỹ thuật nghề nghiệp được phân công ngoài ra có thể kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác.
- Được đào tạo chuyên môn, ngành nghề theo đúng yêu cầu chức danh được giao.
Đối với cán bộ viên chức còn thiếu một vài tiêu chuẩn nghiệp vụ, nhưng có sức khoẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, có khả năng vươn lên đơn vị có nhu cầu cần sử dụng vẫn được bố trí vào biên chế bộ máy, đồng thời cho đi đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ theo yêu cầu của công việc được giao.
Thời gian đào tạo bằng hoặc dưới 1 năm thì được giữ nguyên tiền lương (lương cơ bản hoặc chức vụ, trợ cấp lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) do đơn vị cử đi học trả.
Nếu thời gian đào tạo trên 1 năm thì từ năm thứ 2 trở đi hưởng theo chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ đi học dài hạn trên cơ sở kết quả học tập; từ nguồn kinh phí đào tạo do ngân sách Nhà nước cấp cho các trường đào tạo. Thời gian đi học tính theo từng đợt cử đi học, không tính cộng dồn.
Sau khi học xong được tiếp nhận lại và bố trí công việc hợp lý; được giao công việc gì hưởng lương và các chế độ áp dụng cho công việc đó.
2. Đối với những người chuyển từ cơ quan hành chính sự nghiêp đến những nơi khác có nhu cầu.
Được thực hiện theo quy định tại điểm 2 phần II trong Thông tư Liên Bộ số 05/TT/LB, ngày 24/5/1991 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bộ Tài chính.
3. Đối với những người thôi việc chuyển hẳn ra ngoài biên chế Nhà nước.
a) Đối tượng cho thôi việc bao gồm:
- Những cán bộ viên chức thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động, nội quy cơ quan và vi phạm chế độ trách nhiệm chưa đến mức kỷ luật buộc thôi việc.
- Những người phẩm chất đạo đức sa sút, không còn tín nhiệm, đơn vị, cơ sở không sắp xếp giao việc thì cho thuyên chuyển công tác, sau 3 tháng không xin được việc thì cho thôi việc.
- Những cán bộ viên chức do sức khoẻ, trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu công việc.
Những người dôi dư so với nhiệm vụ và tiêu chuẩn biên chế Bộ giao, nhưng không điều chuyển được.
- Những người tự nguyện xin thôi việc (có đơn đề nghị).
Các trường hợp sau đây tạm thời chưa giải quyết thôi việc trong năm 1991 (trừ trường hợp tự nguyện xin thôi việc).
- Những người đang ốm đau phải điều trị, điều dưỡng được bệnh viện có thẩm quyền xác nhận,
- Phụ nức có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.
- Các đối tượng thuộc chính sách xã hội (thương binh hoặc bệnh binh được xếp hạng, thân nhân chủ yếu của liệt sỹ) mà quá khó khăn được Ban chấp hành công đoàn xác nhận.
- Hai vợ chồng là cán bộ viên chức đã có một người nghỉ hưu trí hoặc giải quyết thôi việc trong năm 1991 mà điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Riêng anh hùng, chiến sĩ thi đua nhiều năm, những người có công với cách mạng, do hạn chế về sức khoẻ và trình độ, các đơn vị, cơ sở cố gắng tìm mọi biện pháp bố trí công việc thích hợp. Nếu còn trẻ thì cho đi đào tạo bồi dưỡng đi học để chuyển nghề.
- Các trường hợp thuộc điểm a) nói trên, đơn vị, cơ sở không có nhu cầu sử dụng trong bộ máy hoặc cán bộ viên chức không đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng tạm tạm thời chưa giải quyết thôi việc thì cơ quan, đơn vị lập thành danh sách và quỹ lương riêng cho từng thời kỳ, không tính vào biên chế chung để tìm biện pháp giải quyết dần. Tuỳ theo yêu cầu công việc đơn vị, cơ sở có thể giao việc không trọn tháng (1 tháng làm việc, 1, 2 tuần...) hoặc tạm thời cho họ nghỉ ở nhà làm kinh tế gia đình.
b. Chính sách giải quyết thôi việc:
- Mỗi năm công tác liên tục (không tính hệ số) được trả một tháng lương cơ bản lương cấp bậc hoặc chức vụ, trợ cấp lương, phụ cấp thâm niên, khu vực (nếu có) và tiền bù giá điện hoặc dầu thắp sáng đang hưởng tại thời điểm có quyết định cho thôi việc. Nếu thời gian công tác đã được 1 năm trở lên nhưng chưa đủ 3 năm (kể cả thời gian hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên và thời gian tập sự heo quy định) thì được tính tròn 3 năm để hưởng trợ cấp thôi việc. Đối với số lao động làm hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm, đơn vị tự giải quyết để chấm dứt hợp đồng.
- Những người thôi việc đi xây dựng các vùng kinh tế mới theo dự án được duyệt (cấp duyệt dự án có thể là Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ, các ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh), có xác nhận của dự chủ án thì ngoài trợ cấp thôi việc còn được nhận thêm 06 tháng lương và trợ cấp, phụ cấp nếu có (tính như giải quyết thôi việc), được cấp tiền tàu xe và cước phí vận chuyển đồ dùng theo quy định hiện hành cho bản thân và gia đình (nếu cùng đi).
- Nếu người thôi việc tuổi đời dưới 45 tuổi có nhu cầu học nghề để tìm việc làm mới thì được cấp thêm 1 khoản kinh phí học nghề trong 6 tháng tương đương với giá 20kg gạo/tháng trước mắt với mức 40.000đồng/tháng.
Kinh phí giải quyết chế độ cho người thôi việc trong các trường hợp trên lấy từ nguồn kinh phí sắp xếp lao động.
- Người thôi việc được giữ nguyên hộ khẩu và nhà ở hiện tại, được Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tạo điều kiện thuận lợi. Khi về địa phương cư trú như đăng ký hộ khẩu, cấp đất sản xuất nông, lâm nghiệp theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
4. Đối với những người nghỉ hưu trí:
Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 227-HĐBT ngày 29/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng; Những người có đủ thời gian công tác theo tieu chuẩn nghỉ hưu: Nam 30 năm, nữ 25 năm (đã tính hệ số); những tuổi đời chưa đủ theo quy định (nam 60 , nữ 55); nếu cơ quan, đơn vị không có nhu cầu thì được xét để nghỉ hưu trước tuổi, tối đa không quá 5 năm (nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi, không phải ra giám định y khoa).
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH SẮP XẾP CÁN BỘ VIÊN CHỨC
- Thực hiện chủ trương sắp xếp gọn nhẹ tổ chức, tinh giản biên chế của Nhà nước là vấn đề lớn, các đơn vị cơ sở phải tổ chức nghiên cứu quán triệt đầy đủ các văn bản của Nhà nước, của Bộ đến toàn thể cán bộ viên chức , để mọi người thông suốt trong triển khai thực hiện.
- Cùng với việc xác định rõ chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hợp lý và trình độ năng lực của cán bộ viên chức trong đơn vị để tiến hành sắp xếp cán bộ viên chức vào từng lĩnh vực công tác, cơ cấu tổ chức cho hợp lý. Những người được sắp xếp vào nhóm 1 cần được cân nhắc thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm chất lượng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Khi tiến hành phải thực sự khách quan, công khai, dân chủ, tránh biểu hiện cá nhân trù úm đưa người có năng lực, làm được việc ra khỏi biên chế, người lại sắp xếp những người trình độ năng lực hạn chế vào làm việc trong bộ máy.
Những người trình độ năng lực hạn chế, sức khoẻ yếu đã đủ thời gian công tác theo tiêu chuẩn nghỉ hưu (nam 30 năm, nữ 25 năm) cơ quan, đơn vị thật sự không có yêu cầu mà tuổi đời (nam từ 55 tuổi trở lên, nữ từ 50 tuổi trở lên) cũng được giải quyết nghỉ hưu trí.
Sau khi xác định được danh sách cán bộ viên chức được tiếp tục làm việc trong bộ máy, danh sách cán bộ viên chức được nghỉ chế độ hưu trí, số cán bộ viên chức còn lại được xem xét giải quyết theo các hướng sau:
+ Cho thuyên chuyển đi cơ sở khác, ngành khác (có yêu cầu).
+ Cho đi đào tạo tập trung, dài hạn (nếu đủ điều kiện tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo).
+ Những người có diện tạm thời chưa giải quyết thôi việc trong năm 1991 thì lập danh sách riêng.
+ Danh sách cán bộ viên cức cho thôi việc.
Trên cơ sở sắp xếp cán bộ viên chức vào từng nhóm, đơn vị, cơ sở lập danh sách báo cáo về Bộ mỗi loại 3 bản (1 bản Vụ Tổ chức cán bộ, 1 bản Vụ Kế hoạch - Tài chính, 1 bản đơn vị lưu).
1. Danh sách cán bộ viên chức xếp trong biên chế, có danh sách số đi học dài hạn, ngắn hạn (có mẫu gửi kèm).
2. Danh sách những người chuyển đi đơn vị khác (theo mẫu số 2 kèm theo Thông tư 04).
3. Danh sách cán bộ viên chức nghỉ hưu - mất sức (có mẫu kèm).
4. Danh sách cán bộ viên chức thôi việc (theo mẫu số 3 kèm theo Thông tư 04)
5. Dự toán kinh phí giải quyết chính sách đối với từng đối tượng (theo mẫu số 5 kèm theo Thông tư 04).
Ngoài ra đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ có bản phân tích tổng hợp kết quả sắp xếp cán bộ viên chức (mẫu số 01- TT, 04-TT/LB) 2 bản.
- Để tiến hành sắp xếp công nhân viên chức vào các nhóm một cách có căn cứ, tập thể lãnh đạo các đơn vị cần phối hợp với cấp uỷ và chịu trách nhiệm trước Bộ đánh giá lại từng công nhân viên chức về những mặt mạnh yếu và khả năng của từng người. Có thể tổ chức làm từ tổ công tác trở lên hoặc bằng phương pháp thăm dò, phiếu kín (phiếu thăm dò có mẫu gửi kèm theo). Cách làm phải dân chủ nhưng thủ trưởng là người quyết định và chịu trách nhiệm trước Bộ.
- Hạch toán và quyết toán:
a) Hạch toán:
Kinh phí Bộ cấp cho đơn vị để trả trực tiếp cho công nhân viên chức hạch toán như sau:
1. Nhận được "giấy báo phân phối hạn mức kinh phí được cấp".
Nợ TK 08 - hạn mức kinh phí (tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản).
2. Rút hạn mức kinh phí về tài khoản tiền gửi kho bạc
Nợ TK 51- tiền gửi kho bạc
Có TK 84 - nguồn kinh phí (đồng thời ghi có TK 08-hạn mức kinh phí).
Trong trường hợp Bộ cấp kinh phí bằng uỷ nhiệm chi thì hạch toán như sau:
Nợ TK 51- tiền gửi kho bạc
Có TK 84- nguồn kinh phí
3. Rút tiền mặt về tài khoản quỹ tiền mặt
Nợ TK 50- quỹ tiền mặt
Có TK 51- tiền gửi kho bạc
4. Chi trả cán bộ công nhân viên
Nợ TK 38- chi hành chính sự nghiệp
Có TK 50- quỹ tiền mặt
5. Quyết toán được duyệt
Nợ TK 84- nguồn kinh phí
Có TK 38- chi hành chính sự nghiệp
b. Quyết toán:
Sau mỗi đợt chi trả và cuối năm kế hoạch, đơn vị lập báo cáo quyết toán gửi Bộ (Vụ KHTC) kèm theo mẫu số 4 "tổng hợp kết quả sắp xếp tổ chức biên chế hành chính sự nghiệp".
Cơ sở để quyết toán là số người thực tế đã giải quyết chính sách. Việc quyết toán được tiến hành đồng thời với việc hoàn trả Bộ quỹ tiền lương tương ứng của những người đã giải quyết chính sách đến hết năm nay.
Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp quyết toán của các đơn vị và quyết toán với Bộ tài chính kinh phí nhận được theo quy định hiện hành.
Đơn vị mở thêm mục 89 - sắp xếp tổ chức - biên chế vào cuối bảng dự toán và cuối bản quyết toán để phản ánh dự toán kinh phí hoặc quyết toán kinh phí sắp xếp tổ chức biên chế.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Lãnh đạo Bộ sẽ trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trưởng giảm biên chế. Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo có trách nhiệm giúp Bộ hướng dẫn cụ thể và tổng hợp tình hình báo cáo Bộ xem xét quyết định.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tổng hợp dự toán của các đơn vị và xin Bộ Tài chính cấp kinh phí, làm thủ tục cấp phát để giải quyết chinh sách cho cán bộ công nhân viên của từng đơn vị.
Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo tư tưởng, có kế hoạch triển khai cụ thể trong đơn vị mình; quản lý chặt chẽ các khoản kinh phí và sử dụng đúng mục đích, không cấp phát tuỳ tiện kém hiệu quả. Chương trình kế hoạch cần gửi về Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo) để theo dõi và có thể cử cán bộ đến theo dõi, giúp đỡ đơn vị thực hiện.
Quá trình thực hiện Nghị quyết 109 và Quyết định 111-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nếu có gì vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ để thống nhất giải quyết.
MẪU
Phiếu thăm dò
Số TT | Họ và tên | Ở lại | Ra ngoài | Ghi chú |
1 | Nguyễn Văn A | + |
|
|
2 | Nguyễn Văn B |
| + |
|
3 | ... |
|
|
|
Cách làm:
- Giữ bí mật cho người bỏ phiếu.
- Đơn vị ghi danh sách tất cả cán bộ công nhân viên theo thứ tự từ 1 đến hết.
- Người bỏ phiếu chỉ cần đánh dấu ai ở lại ai ra ngoài.
- Đơn vị tổng hợp phiếu và lấy số phiếu ở lại theo thứ tự từ cao đến thấp kết hợp với đánh giá của lãnh đạo để xếp vào danh sách ở lại và công bố công khai trong đơn vị.
Tên đơn vị:
DANH SÁCH CÁN BỘ VIÊN CHỨC SẮP XẾP VÀO BIÊN CHẾ
TT | Họ và tên | Năm sinh | Ngày tham gia công tác | Ngày vào Đảng (nếu có) | Trình độ văn hoá kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ | Chức danh sắp xếp mới | Mức lương chính | Cần đào tạo bồi dưỡng thêm nghiệp vụ | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Danh sách ghi theo thứ tự các phòng, tổ....
TM. BAN CHẤP HÀNH | TM. CẤP UỶ | Ngày... tháng.... năm 199... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Tên đơn vị
DANH SÁCH CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC NGHỈ HƯU, MẤT SỨC
TT | Họ và tên | Năm | Chức | Ngày | Thời | Lương hiện tại | Ghi | ||
|
| sinh | danh | tham gia công tác | gian công tác đã quy đổi | Lương chính | Phụ cấp các loại | Lương tổng ngạch | chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Danh sách ghi hết số nghỉ hưu - sau đó đến số nghỉ mất sức
TM. BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN | TM. CHI UỶ | Ngày... tháng.... năm 199... |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.