BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 913/LĐTBXH | Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 1997 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 913/LĐTBXH NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ VIỆC TẠM DỪNG XÁC NHẬN QUÂN NHÂN BỊ THƯƠNG ĐÃ CHUYỂN RA NGOÀI QUÂN ĐỘI
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sau 5 năm thi hành Thông tư số 18/TT-LB ngày 31 tháng 12 năm 1991 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Quốc phòng về việc giải quyết quyền lợi đối với quân nhân bị thương đã chuyển ra ngoài quân đội chưa được giải quyết quyền lợi thương tật, đã có hàng chục ngàn người đã được xác nhận là thương binh. Kết quả đó nhìn chung là tốt, thể hiện sự phối hợp tích cực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan quân sự đem lại quyền lợi chính đáng đối với anh chị em.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã có những hiện tượng tiêu cực hoặc việc kiểm tra thẩm định hồ sơ không bảo đảm nguyên tắc, không đúng quy trình dẫn tới việc quản lý xét duyệt hồ sơ của các cơ quan chức năng thiếu chặt chẽ, nên có nhiều trường hợp man khai, lập hồ sơ giả mạo, người chứng nhận sai sự thật v.v... nhưng vẫn được công nhận là thương binh đã gây nên sự bất bình trong nhân dân, đối tượng chính sách phản ứng, làm thiệt hại đến công quỹ của Nhà nước. Tình hình này đã được phản ánh trên công luận, qua thanh tra kiểm tra và nhiều thư đơn khiếu nại tố cáo gửi đến Bộ và các cơ quan quản lý Nhà nước ở các cấp.
Để khắc phục tình trạng trên dây, trong khi chờ hướng dẫn bổ sung của liên Bộ về việc lập hồ sơ, xác nhận thương binh theo Điều 41 của Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng tại Công văn số 409/QP ngày 03 tháng 3 năm 1997, Bộ yêu cầu các Sở thực hiện các quy định như sau:
1- Tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ về xác nhận quân nhân bị thương đã chuyển ra ngoài quân đội theo quy định tại Thông tư số 18/TT-LB ngày 31 tháng 12 năm 1991.
2- Tạm dừng giới thiệu giám định lần đầu tại Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với những người bị thương nguyên là quân nhân đã chuyển ra ngoài quân đội mà các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận hồ sơ.
3- Đối với những người bị thương nguyên là quân nhân đã chuyển ra ngoài quân đội mà hồ sơ thương tật đã được Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố giám định trước ngày 31 tháng 01 năm 1997 nhưng Bộ chưa kiểm tra và cho số quản lý thì các Sở gửi về Bộ để Bộ cùng Bộ Quốc phòng xem xét giải quyết.
4- Đối với những người bị thương không thuộc quân đội thì thực hiện theo những quy định tại Thông tư số 22/LĐTBXH-TT ngày 29 tháng 8 năm 1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra và chịu trách nhiệm đối với từng trường hợp khi giới thiệu giám định thương tật.
5- Những thương binh và người hưởng chính sách như thương binh đã được xác nhận theo Thông tư số 18/TT-LB , Giám đốc Sở phải tổ chức thanh tra kiểm tra, thẩm định lại các thủ tục hồ sơ theo quy định. Những trường hợp phát hiện không đúng phải xử lý ngay, nhưng phải đảm bảo đúng quy định, đúng pháp lý theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ.
Quá trình thực hiện theo các quy định nói trên, yêu cầu các Sở thường xuyên báo cáo về Bộ. Căn cứ vào báo cáo của các Sở, Bộ sẽ có quy định việc tiếp tục giải quyết việc lập hồ sơ, xác định thương binh.
| Lê Duy Đồng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.