BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2592/MTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 1996 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 2592/MTG NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ VIỆC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG THUỶ
Kính gửi: | - Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có biển, |
Gần đây, hoạt động kinh tế biển, trong đó bao gồm cả hoạt động giao thông thuỷ và vận hành cảng đang được gia tăng mạnh mẽ ở nước ta. Sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu, thải đổ bừa bãi cặn dầu và rác rưởi tại các cảng vùng lân cận chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, gây cho chất lượng nước ở một vài vùng biển bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng xấu đến không chỉ cho môi trường, sản xuất kinh tế mà cho cả con người, đặc biệt tại các vùng biển Vịnh Hạ Long, Vũng Tàu, cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn...
Luật Bảo vệ môi trường và Luật Hàng hải Việt Nam đã được Quốc hội ban hành, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Trước nguy cơ gia tăng của các sự cố môi trường và ô nhiễm biển có nguồn gốc từ hoạt động tàu thuyền trong và ngoài nước; để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có biển và Bộ Giao thông vận tải cùng phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, chủ động tiến hành một số biện pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải từ các phương tiện giao thông vận tải thuỷ, theo địa bàn, chức năng và tổ chức quản lý của mình.
Nhằm kiểm soát ô nhiễm từ phương tiện giao thông thuỷ, địa phương cần phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan, tiến hành gấp một số việc dưới đây:
1. Các cảng vụ cần tổ chức việc dịch vụ thu gom rác thải từ các phương tiện giao thông thuỷ. Các loại rác thải cần được xử lý hợp quy cách bằng cách chôn lấp tại các bãi thải do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường quy định hoặc được thiêu đốt hợp vệ sinh, đúng quy định của pháp luật.
2. Tìm mọi biện pháp nghiêm ngặt cấm và ngăn chặn việc thải đổ hoá chất, dầu, cặn dầu và nước dằn chứa dầu ra các vùng nước thuộc cảng, xung quanh cảng, vùng nước lân cận, và nội thuỷ, thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Tổ chức việc thu gom cặn dầu, nước thải từ các phương tiện giao thông thuỷ tại các cảng, trong địa bàn quản lý của mình và có biện pháp xử lý cặn dầu, nước thải phù hợp với Luật bảo vệ môi trường và Công ước MARPOL mà nước ta là thành viên tham gia.
4. Tổ chức việc giám sát, kiểm soát và ngăn ngừa sự đổ thải bừa bãi dầu, cặn dầu, nước dằn chứa dầu và nước thải từ các phương tiện giao thông thuỷ, và giám sát việc lưu giữ và xử lý cặn dầu và nước thải, chủ động áp dụng Nghị định 26/CP của Chính phủ về việc xử phạt hành chính đối với các đối tượng vi phạm Luật bảo vệ môi trường, áp dụng trong kiểm soát ô nhiễm từ phương tiện giao thông thuỷ.
5. Xây dựng quy chế tạm thời để quản lý môi trường tại bến cảng.
6. Tuyên truyền phổ biến cho các chủ tàu trong việc tham gia chấp hành luật lệ, ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển.
Rất mong các tỉnh và thành phố có biển và Bộ Giao thông vận tải tích cực có những biện pháp thiết thực, phối hợp với các ngành và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên biển.
| Chu Tuấn Nhạ (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.