BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3049/LĐTBXH | Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 1996 |
CÔNG VĂN
SỐ 3049/LĐ-TBXH NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 1996 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VƯỚNG MẮCTỒN TÀI VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Kính gửi: | - Bộ quốc phòng |
Trả lời công văn số 1696/QP ngày 22/8/1996 của Bộ Quốc phòng về nội dung ghi trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Công nhân viên quốc phòng là đối tượng thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội (bao gồm cả văn bản số 843/LĐ-TBXH ngày 25/3/1996) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Tài chính ban hành.
2. Về một số vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với quân nhân giải quyết như sau:
a) Về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
- Quân nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được giám định thương tật trước ngày 1/1/1995 nhưng chưa được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì nay được giải quyết theo quy định về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của Nhà nước ở thời điểm giám định thương tật. Những người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng trợ cấp từ ngày có kết quả giám định thương tật.
- Quân nhân bị tai nạn lao động trước ngày 1/1/1995 chưa được giám định thương tật thì nay được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa giám định thương tật. Sau khi có kết quả giám định thương tật được giải quyết chế độ theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ. Những người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng từ ngày có kết quả giám định thương tật.
b) Về chế độ hưu trí:
Quân nhân đã hưởng lương hưu hàng tháng theo Nghị định số 66/CP ngày 10/9/1993 của Chính phủ, nếu tính lại lương hưu theo mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối mà thấp hơn mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương 10 năm cuối thì được giữ nguyên mức lương hưu tính theo quy định tại Nghị định 66/CP.
c) Về chế độ tử tuất:
Quân nhân bị chết trước ngày 1/1/1995 có thân nhân đủ điều kiện hưởng tiền tuất (khi quân nhân chết) mà chưa được trợ cấp tiền tuất thì được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố căn cứ vào thời điểm quân nhân chết để giải quyết chế độ theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 hoặc Nghị định số 66/CP ngày 30/9/1993 của Chính phủ.
3. Về ghi sổ bảo hiểm xã hội.
a) Do yêu cầu bí mật của quân đội, không thể ghi địa điểm đóng quân ở cột 3 trong sổ bảo hiểm xã hội, Bộ Quốc phòng cần có biện pháp quản lý theo dõi để khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho quân nhân có đủ căn cứ địa bàn đóng quân làm cơ sở tính chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Về phụ cấp thâm niên quân đội, yêu cầu ghi mức phụ cấp được hưởng trong cột 5 và ghi tổng số tiền đóng bảo hiểm xã hội (kể cả phụ cấp thâm niên) 1 tháng ở cột 8.
| Lê Duy Đồng (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.