BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13904/THCN&DN | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2001 |
Kính gửi: Các trường trung học chuyên nghiệp
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 13/1998/CT-TTg ngày 26/3/1998 về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 25/1999/CT-BGD&ĐT ngày 31/5/1999 về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban chỉ đạo và có các công văn chỉ đạo, hướng dẫn các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp triển khai thực hiện việc đưa nội dung an toàn lao động vào chương trình giảng dạy của nhà trường.
Trong thời gian qua, lãnh đạo các trường Trung học chuyên nghiệp đã nhận thức được việc đưa nội dung an toàn lao động vào chương trình giảng dạy là cần thiết và phải gắn với chất lượng đào tạo của nhà trường. Do ý thức được như vậy, nhiều trường đã bắt đầu từng bước đưa nội dung an toàn lao động vào chương trình giảng dạy với những hình thức khác nhau.
Song việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn về quĩ thời gian, nội dung, tài liệu, giáo trình, giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Một số trường còn chưa thực hiện sự quan tâm và coi trọng đúng mức công tác này, nên việc triển khai thực hiện các chỉ thị và hướng dẫn của Bộ còn chậm so với tiến độ đề ra.
Để tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu nêu trên một cách nghiêm túc và có hiệu quả, Bộ yêu cầu các trường Trung học chuyên nghiệp tập trung triển khai các công việc sau đây:
1. Tuỳ theo tính phức tạp của các ngành đào tạo của trường về yêu cầu mức độ an toàn lao động - vệ sinh công nghiệp và độc hại mà nhà trường nghiên cứu lựa chọn một trong các hình thức sau đây để đưa nội dung chương trình an toàn lao động vào quá trình giảng dạy.
a. Bố trí thành 1 môn học riêng nằm trong chương trình của kế hoạch đào tạo toàn khoá học với thời lượng tối thiểu là 30 tiết.
b. Tổ chức giảng dạy lồng ghép vào một trong các môn cơ sở hoặc môn chuyên môn.
c. Bố trí giảng dạy thành các chuyên đề riêng.
2. Trên cơ sở lựa chọn hình thức đưa vào nội dung chương trình giảng dạy cần tiến hành biên soạn chương trình, giáo trình theo 6 nội dung cơ bản sau đây:
- Những vấn đề chung về bảo hộ lao động
- Luật pháp về bảo hộ lao động
- Kỹ thuật an toàn
- Kỹ thuật vệ sinh lao động
- Ký thuật phòng cháy, chữa cháy
- Công tác bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp
3. Phân công giáo viên giúp Hiệu trưởng phụ trách công tác bảo hộ lao động của trường và trực tiếp làm công tác giảng dạy về chương trình an toàn lao động.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Biên soạn tài liệu khoa học và kỹ thuật bảo hộ lao động nhằm cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản của 6 nội dung trên về bảo hộ lao động làm cơ sở giúp các trường biên soạn giáo trình giảng dạy riêng của trường.
- Xây dựng một số đĩa hình băng video giáo khoa về nội dung an toàn - vệ sinh lao động để giúp các trường có thêm điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng huấn luyện cho giáo viên các trường trong việc thực hiện các nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy chương trình an toàn lao động.
Trên đây là một số nội dung công việc để thực hiện các chỉ tiêu nêu trên của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ yêu cầu các trường nghiên cứu triển khai và chuẩn bị tốt các điều kiện để đưa nội dung giáo dục an toàn lao động vào chương trình giảng dạy bắt đầu từ năm học 2002-2003.
| Nguyễn Văn Vọng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.