BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 372/LĐTBXH-CV | Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 1996 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 372/LĐTBXH-CV NGÀY 08 THÁNG 02 NĂM 1996 VỀ VIỆC CHI TRẢ TRỢ CẤP ƯU ĐÃI
Kính gửi: | - Đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương |
Đến nay, hầu hét các tỉnh, thành phố đã và đang triển khai việc kê khai, xác nhận lập danh sách đối với một số đối tượng là người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 hưởng phụ cấp "Tiền khởi nghĩa"; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc.
Để các đối tượng nói trên sớm được hưởng trợ cấp ưu đãi và căn cứ khả năng nguồn kinh phí của Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định như sau:
1. Các loại danh sách theo mẫu số 4 (đối với người hoạt động cách mạng hưởng phụ cấp tiền khởi nghĩa); mẫu số 5 (đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày); mẫu số 6, số 7 (đối với người hoạt động kháng chiến) đính kèm Công văn số 4484/LĐTBXH-CV ngày 11 tháng 11 năm 1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác nhận được dùng làm căn cứ trả trợ cấp một lần; truy lĩnh trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến tháng tỉnh, thành phố lập xong danh sách và trợ cấp từ tháng tiếp theo trở đi.
Mỗi loại danh sách kèm theo một quyết định trợ cấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được uỷ quyền).
Còn việc quyết định hưởng trợ cấp cho từng người theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/LĐTBXH-TT ngày 29 tháng 8 năm 1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ được hướng dẫn giải quyết sau.
2. Kinh phí và danh sách trả nợ cấp theo quy định trên đây do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận để bàn giao cho Bảo hiểm xã hội huyện, quận tổ chức chi trả thường xuyên, kịp thời đến từng đối tượng (nơi Bảo hiểm xã hội đã tiếp nhận) hoặc tự tổ chức chi trả (nếu chưa bàn giao sang Bảo hiểm xã hội quận, huyện).
Để bảo đảm việc hưởng trợ cấp của đối tượng và nguyên tắc về Tài chính, các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải gửi "Giấy bảo lãnh tiền trợ cấp một lần" (phiếu 3 TRC) hoặc "Phiếu lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng" (phiếu 10 TRC) kèm theo số hồ sơ đến từng đối tượng hưởng trợ cấp.
Khi nhận trợ cấp, từng người phải ký nhận vào bản danh sách và giấy báo lĩnh tiền.
3. Đối với người hoạt động kháng chiến thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi có nguyện vọng hưởng trợ cấp một lần (người có thời gian hoạt động thời kỳ kháng chiến chống Pháp; người chỉ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có thời gian dưới 10 năm) thì trước mắt thực hiện chi trả đối với người tuổi đã cao (70 đối với nam, 65 đối với nữ), người đang bị bệnh tật quá nặng. Những người còn lại trong danh sách, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thống nhất với Bộ Tài chính thông báo giải quyết sau.
4. Việc thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo các Thông tư liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội hiện hành và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin đề nghị đồng chí Chủ tịch chỉ đạo các cơ quan có liên quan ở địa phương phối hợp chặt chẽ, thực hiện chu đoá, đầy đủ, chính xác việc cấp phát trợ cấp ưu đãi đến các đối tượng chính sách và phản ánh những vướng mắc để kịp thời hướng dẫn giải quyết.
| Trần Đình Hoan (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.