BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 964/QLCL-VP | Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2008 |
Kính gửi: | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các Tỉnh/Thành phố; |
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của liên Bộ NN&PTNT – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (văn bản số 3982/TB-BNN-VP ngày 01/7/2008); Nhằm giúp các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục/Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Đơn vị quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh) nắm vững hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động đã được phân cấp cho tỉnh/thành phố để chỉ đạo và tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ được phân cấp, tránh bỏ sót, chồng chéo nhiệm vụ;
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với các cơ quan vùng trực thuộc Cục trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
1. Các văn bản qui phạm pháp luật chính làm cơ sở quản lý nhà nước về chất lượng nông lâm sản và thủy sản:
- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Luật tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định hướng dẫn thi hành;
- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Pháp lệnh Thú y 2004; Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 hướng dẫn Pháp lệnh thú y 2004;
- Luật Thanh tra và Nghị định số 153/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Nghị định 128/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định 154/2006/NĐ-CP sửa đổi điều 17 của Nghị định 128;
- Nghị định 129/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
- Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
- Thông tư liên tịch số 24/2005/TTLT-BYT-BTS ngày 8/12/2005 của liên Bộ Y tế - Bộ Thủy sản hướng dẫn, phân công phối hợp QLNN về VSATTPTS;
- Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của liên Bộ NN&PTNT – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện và nhiệm vụ quản lý NN của UBND xã về NN&PTNT;
- Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý CL NLTS;
- Quyết định 50/2006/QĐ-TTg về Danh mục hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng;
- Quyết định số 649/2000/QĐ-BTS ngày 04/8/2000 ban hành Quy chế Kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Quyết định số 650/2000/QĐ-BTS ngày 08/04/2000 Ban hành Quy chế Kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hóa thủy sản;
- Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 15/5/2008 ban hành Quy chế kiểm tra chứng nhận NTTS theo hướng bền vững;
- Quyết định số 15/2002/QĐ-BTS ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi;
- Quyết định số 640/1999/QĐ-BTS ban hành Quy chế kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ;
- Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn.
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BNN ngày 16/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý, sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn;
- Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 ban hành Qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn;
- Quyết định 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 ban hành Quy trình kiểm soát giết mổ động vật;
- Quyết định 3535/QĐ-BNN-CB ngày 16/12/2005 quy định tạm thời về việc quản lý thu mua, giết mổ, bảo quản, chế biến và tiêu thụ thịt, trứng gia cầm.
- Quyết định 05/2005/QĐ-BNN ngày 20/01/2005 qui định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành nông nghiệp;
- Các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về chất lượng nông lâm sản và thủy sản nêu tại Phụ lục gửi kèm;
2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ triển khai nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản:
2.1. Các nhiệm vụ chung:
Nhiệm vụ | Cấp Trung ương | Cơ quan chuyên môn địa phương (CQĐP) | |
Cục Quản lý CLNLS&TS | Cơ quan vùng thuộc Cục (CQV) | ||
1. Xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển, KH dài hạn, hàng năm, chương trình, dự án về quản lý CLNLS&TS | - Xây dựng qui hoạch phát triển, KH dài hạn, hang năm, chương trình, dự án chung của Ngành; - Hướng dẫn CQV, CQĐP xây dựng qui hoạch phát triển, KH dài hạn, hàng năm, chương trình, dự án quản lý CLNLS&TS của vùng, địa phương - Hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện | - Xây dựng qui hoạch phát triển, KH dài hạn, hàng năm, chương trình, dự án vùng - Hướng dẫn, phối hợp CQĐP xây dựng qui hoạch phát triển, KH dài hạn, hàng năm, chương trình, dự án ở cấp tỉnh | - Xây dựng qui hoạch phát triển, KH dài hạn hàng năm, chương trình, dự án của địa phương theo hướng dẫn của Cục và CQV. |
2. Xây dựng văn bản qui phạm pháp luật về quản lý CLNLS&TS | - Tổng hợp, đề xuất danh mục văn bản QPPL cần xây dựng, sửa đổi. - Tổ chức xây dựng các văn bản được phân công, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra, đề xuất xử lý những văn bản QPPL của địa phương ban hành trái với văn bản QPPL cấp trên | - Đề xuất danh mục văn bản QPPL cần xây dựng, sửa đổi. - Góp ý/tham gia xây dựng văn bản theo phân công của Cục. - Rà soát, kiến nghị xử lý nội dung văn bản QPPL do địa phương ban hành trái với văn bản QPPL của cấp trên ban hành. | - Đề xuất xây dựng văn bản QPPL của ngành và cấp địa phương. - Góp ý/tham gia xây dựng văn bản theo đề nghị của Cục. - Đề xuất, xây dựng văn bản QPPL của địa phương trình HĐND/UBND tỉnh ban hành. |
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, … về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm NLS&TS | - Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn CQV, CQĐP thực hiện. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm | - Triển khai thực hiện các văn bản QPPL về quản lý CL, ATVS NLS&TS trong khu vực được phân công; - Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện của các CQĐP | - Tổ chức triển khai các văn bản QPPL cấp Trung ương - Xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản QPPL ở cấp địa phương. - Phổ biến, tổ chức triển khai đến các đơn vị cấp dưới |
4. Thanh tra, kiểm tra/ xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm NLS&TS | - Thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm thực hiện theo Nghị định số 153/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Xây dựng kế hoạch, thanh tra/kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với CQV, CQĐP; các đối tượng phân cấp cho cơ quan Trung ương quản lý, kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định | - Triển khai kế hoạch thanh tra/kiểm tra định kỳ và đột xuất. Phối hợp với Thanh tra Cục, Thanh tra chuyên ngành địa phương để thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm đối với các cơ sở phân cấp cho CQV/CQĐP quản lý. | - Thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm thực hiện theo Nghị định số 153/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Xây dựng kế hoạch, thanh tra/kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với đối tượng phân cấp cho cơ quan địa phương quản lý, kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định. |
5. Thông tin – báo cáo về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm NLS&TS | - Xây dựng, ban hành biểu mẫu báo cáo về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm NLS&TS. - Hướng dẫn CQV, CQĐP thực hiện chế độ báo cáo. Kiểm tra giám sát việc thực hiện - Xây dựng báo cáo toàn ngành, trình cấp có thẩm quyền | - Tham gia xây dựng chế độ, biểu mẫu báo cáo. - Tổng hợp tình hình trên toàn địa bàn - Chuyển tiếp các thông tin, báo cáo của Cục đến địa phương | - Tham gia xây dựng chế độ, biểu mẫu báo cáo. - Chấp hành chế độ, mẫu biểu và thời hạn báo cáo. - Gửi báo cáo về Cục thông qua CQV |
6. Công tác cải cách hành chính, nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến nông khuyến ngư,…. | - Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính theo kế hoạch của Bộ, hoạt động khuyến nông khuyến ngư, nghiên cứu khoa học công nghệ,... hàng năm về chất lượng NLS&TS; - Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện | - Tổ chức triển khai các hoạt động theo phân công của Cục | Tổ chức triển khai các hoạt động theo phân cấp của Cục |
2.2. Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản:
Nhiệm vụ | Cấp Trung ương | Cơ quan chuyên môn địa phương (CQĐP) | |
Cục Quản lý CLNLS&TS | Cơ quan vùng thuộc Cục (CQV) | ||
1. Kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản | - Trình Bộ ban hành Danh mục chỉ tiêu kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản; - Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản. - Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, công nhận/hủy bỏ công nhận/công nhận lại, chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản. - Tổng hợp, công bố danh sách DN đã được công nhận. - Chỉ đạo CQV thực hiện giám sát công tác kiểm tra công nhận điều kiện ATVS cơ sở thuộc đối tượng phân cấp cho CQĐP | - Đề xuất và trực tiếp tham gia xây dựng Danh mục chỉ tiêu kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản; - Thực hiện kiểm tra, đề nghị công nhận/hủy bỏ công nhận/công nhận lại đối với cơ sở thuộc đối tượng phân cấp cho cơ quan Trung ương quản lý; - Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và tổ chức hoạt động kiểm tra cho CQĐP - Giám sát công tác kiểm tra công nhận điều kiện ATVS cơ sở thuộc đối tượng phân cấp cho CQĐP theo chỉ đạo của Cục; | Cơ quan kiểm tra: - Tổ chức kiểm tra, lập hồ sơ đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ công nhận điều kiện ATVS các cơ sở thuộc đối tượng phân cấp cho CQĐP. Cơ quan công nhận (Sở NNPTNT): - Căn cứ đề nghị của CQĐP, thực hiện việc công nhận/hủy bỏ công nhận ĐKĐB ATVS cơ sở thuộc đối tượng phân cấp cho CQĐP. - Thẩm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của CQĐP theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục, CQV. |
2. Kiểm tra chứng nhận nhà nước chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản | - Đề xuất, xây dựng và trình ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, ATVSTPTS - Xây dựng danh mục chỉ tiêu kiểm tra, mức giới hạn cho phép theo quy định của thị trường và các quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, thị trường để hướng dẫn áp dụng thống nhất. - Xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra CNCL. - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện CNCL của CQV và CQĐP. - Tiếp nhận, xử lý, thông báo đình chỉ tạm thời, thông báo kiểm tra tăng đối với các doanh nghiệp vi phạm có lô hàng bị cảnh báo; | - Đề xuất, tham gia xây dựng các quy chuẩn theo phân công. - Tổ chức thực hiện kiểm tra, chứng nhận các đối tượng hàng hóa (xuất khẩu, nhập khẩu; tiêu thụ nội địa) của cơ sở thuộc đối tượng phân cấp cho cơ quan Trung ương quản lý theo quy định của VN và các thỏa thuận song phương/đa phương mà VN ký kết hoặc tham gia. - Tổ chức thực hiện lệnh tạm đình chỉ, kiểm tra tăng, kiểm tra giảm theo chỉ đạo của Cục; - Hướng dẫn phương pháp kiểm tra, phân tích, cấp chứng nhận chất lượng cho CQĐP. - Giám sát hoạt động kiểm tra CNCL của CQĐP theo chỉ đạo của Cục. | - Đề xuất, tham gia xây dựng các quy chuẩn có liên quan - Triển khai các hoạt động kiểm tra chứng nhận sản phẩm của cơ sở thuộc đối tượng phân cấp cho cơ quan địa phương quản lý. - Chấp hành việc kiểm tra giám sát của Cục, CQV và các cơ quan chức năng khác về chuyên môn nghiệp vụ và kết quả kiểm tra chứng nhận. |
3. Kiểm soát sản phẩm sau thu hoạch | - Xây dựng các văn bản QPPL, phương pháp kiểm tra. Xây dựng tài liệu hướng dẫn, đào tạo, phổ biến cho các CQV và CQĐP triển khai. - Xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ triển khai các hoạt động kiểm soát hàng năm. Tổ chức triển khai tại CQV và ĐP. | - Tham gia xây dựng các văn bản QPPL, tài liệu hướng dẫn. - Tham gia xây dựng tài liệu hướng dẫn và chủ trì đào tạo, phổ biến cho các CQĐP thuộc địa bàn phân công. - Hướng dẫn, hỗ trợ, các CQĐP lập kế hoạch kiểm soát hàng năm; Tổng hợp KH của khu vực. - Phối hợp, hỗ trợ CQĐP triển khai theo KH được phê duyệt (đặc biệt là công tác kiểm nghiệm) | - Tham gia xây dựng VBPQ, tài liệu hướng dẫn; Đề xuất các nội dung cần bổ sung/điều chỉnh. - Tổ chức đào tạo cho cán bộ của đơn vị và các đối tượng được phân cấp quản lý (tàu, cảng, chợ, đại lý, doanh nghiệp, cơ sở thu mua …) - Lập kế hoạch hàng năm và báo cáo CQV tổng hợp KH chung theo phạm vi vùng. - Tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm trên địa bàn tỉnh |
4. Triển khai các Chương trình kiểm soát quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản | - Xây dựng kế hoạch chung toàn Ngành trình Bộ phê duyệt. - Thông báo kế hoạch, phân bổ kinh phí cho các CQV triển khai - Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thực hiện các chương trình kiểm soát; - Thẩm tra, giám sát hoạt động thông báo, đình chỉ, truy xuất khi phát hiện vi phạm. - Thông báo kết quả kiểm soát trên phạm vi cả nước, gửi CQV, ĐP | - Hướng dẫn CQĐP thuộc địa bàn phân công lập kế hoạch hàng năm; Tổng hợp kế hoạch kiểm soát toàn khu vực. - Thông báo kế hoạch (đã được phê duyệt) cho các tỉnh; Lập kế hoạch phối hợp giữa CQV và CQĐP. - Điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của CQĐP theo kế hoạch hoặc đột xuất khi cần thiết. - Thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết khi phát hiện vi phạm theo quy định | - Điều tra, khảo sát và lập kế hoạch kiểm soát hàng năm gửi CQV và Cục để đưa vào chương trình kiểm soát. - Thực hiện việc lấy mẫu, gửi mẫu phân tích,… theo đúng quy định và kế hoạch được duyệt. - Định kỳ/đột xuất báo cáo những thay đổi theo thực tế giám sát, biến động của các yếu tố ATVS và đề nghị bổ sung/điều chỉnh chương trình. - Thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết khi phát hiện vi phạm theo quy định |
5. Kiểm dịch thủy sản xuất nhập khẩu dùng làm thực phẩm | - Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ kiểm dịch TS XNK toàn hệ thống. - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các CQV, CQĐP | - Chủ trì tổ chức kiểm dịch thủy sản xuất nhập khẩu làm thực phẩm và cấp chứng nhận kiểm dịch theo quy định | - Kiểm dịch thủy sản dùng làm thực phẩm xuất nhập khẩu theo ủy quyền của Cục |
6. Chứng nhận thủy sản nuôi trồng theo hướng bền vững | - Tổ chức thẩm tra, chỉ định các CQ đủ điều kiện là CQ kiểm tra, CQ chứng nhận thủy sản nuôi theo hướng bền vững - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của CQ kiểm tra, CQ chứng nhận | - Rà soát năng lực đáp ứng, đăng ký với Cục để được chỉ định Cơ quan đủ điều kiện là CQ kiểm tra, CQ chứng nhận; - Thực hiện kiểm tra, chứng nhận TS theo hướng bền vững tại các tỉnh chưa có CQ kiểm tra, CQ chứng nhận được chỉ định - Thẩm định năng lực đáp ứng, giám sát hoạt động các CQ kiểm tra, CQ chứng nhận được chỉ định theo phân công | - Rà soát năng lực đáp ứng, đăng ký với Cục để được chỉ định là CQ kiểm tra, CQ chứng nhận theo quy định. - Tổ chức thực hiện kiểm tra, chứng nhận/đề xuất các CQ chứng nhận được chỉ định chứng nhận theo quy định. |
2.3. Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản và muối
Nhiệm vụ | Cấp Trung ương | Cơ quan chuyên môn địa phương | |
Cục Quản lý CLNLS&TS | Cơ quan vùng thuộc Cục | ||
1. Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, cơ sở thu mua, vận chuyển, bảo quản, giết mổ, sơ chế, chế biến, bán buôn nông lâm sản và muối. | - Trình Bộ ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo CL, ATVSTP đối với cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, cơ sở thu mua, vận chuyển, bảo quản, giết mổ, sơ chế, chế biến, bán buôn nông lâm sản và muối. - Tổ chức kiểm tra có lựa chọn theo kế hoạch hàng năm được duyệt hoặc kiểm tra đột xuất theo phân công của Bộ trưởng. | - Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất theo phân công của Cục. - Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ quan địa phương | - Lập kế hoạch kiểm tra theo phân công, phân cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất. |
2. Kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm sản và muối | - Tổng hợp, trình Bộ ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về CL, ATVSTP đối với thực phẩm nông lâm sản và muối. - Xây dựng quy trình kiểm tra chứng nhận chất lượng, ATVSTP đối với thực phẩm nông lâm sản và muối. - Chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận CL, ATVSTP đối với thực phẩm nông lâm sản và muối. | - Thực hiện kiểm tra, chứng nhận, chất lượng, ATVSTP nông lâm sản đối với sản phẩm nông lâm sản và muối nhập khẩu để chế biến hoặc xuất khẩu theo qui định của Việt Nam hoặc thỏa thuận song phương với nước nhập khẩu | - Thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATVSTP nông lâm sản đối với đối tượng được phân cấp |
3. Kiểm tra, chứng nhận Qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) | - Tham gia với các Cục chuyên ngành thuộc Bộ đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận trong phạm vi cả nước. - Tham gia đào tạo, tập huấn về kiểm tra, chứng nhận VietGAP | - Tham gia đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận theo phân công. | - Đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận trong phạm vi quản lý. - Đào tạo về kiểm tra, chứng nhận VietGAP - Tiếp nhận và giám sát công bố Quy trình thực hiện SX nông nghiệp tốt. |
4. Triển khai các Chương trình mục tiêu và các dự án thuộc Chương trình mục tiêu, Chương trình giám sát chuyên ngành, Chương trình giám sát quốc gia về tồn dư hóa chất và ô nhiễm sinh vật trong sản phẩm nông sản | - Hướng dẫn các đơn vị chuyên ngành và các Cơ quan vùng xây dựng kế hoạch hoạt động CL, ATVSTP thuộc Chương trình mục tiêu; Chương trình giám sát tồn dư hóa chất và ô nhiễm vi sinh vật trong nông sản thực phẩm trong phạm vi cả nước. - Thẩm định, tổng hợp, xây dựng kế hoạch Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình giám sát tồn dư hóa chất và ô nhiễm vi sinh vật trong nông sản thực phẩm và trình Bộ ban hành. - Thực hiện các hoạt động thuộc chương trình, dự án theo kế hoạch được phê duyệt - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, dự án | - Thực hiện hoạt động trong Dự án ATVSTP thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình giám sát quốc gia về tồn dư hóa chất và ô nhiễm vi sinh vật trong nông sản theo kế hoạch. | - Xây dựng kế hoạch, Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch giám sát tồn dư hóa chất và ô nhiễm vi sinh vật trong nông sản thực phẩm trong phạm vi địa phương. - Thực hiện hoạt động trong Dự án thuốc Chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch giám sát trong phạm vi địa phương |
5. Thẩm tra, truy xuất nguyên nhân sản phẩm nông lâm sản và muối không đảm bảo chất lượng, ATVSTP | - Tổ chức việc truy xuất nguồn gốc, điều tra, nguyên nhân các lô hàng nông lâm sản và muối không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. - Tổ chức thẩm tra việc triển khai các biện pháp khắc phục. - Kiến nghị các giải pháp, biện pháp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm nông lâm sản và muối | - Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân theo phân công. - Thẩm tra việc triển khai các biện pháp khắc phục | - Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân khi được yêu cầu. |
3. Tổ chức thực hiện:
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đề nghị:
3.1. Đối với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Sớm hoàn thiện đề án sắp xếp/thành lập tổ chức quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản địa phương theo qui định tại Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của liên Bộ NN&PTNT – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND xã về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản theo hướng dẫn tại mục 2 và các qui định tại các văn bản qui phạm pháp luật đã được dẫn chiếu tại mục 1 văn bản này và các văn bản liên quan khác.
3.2. Đối với các cơ quan vùng thuộc Cục:
- Tham gia, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc khu vực quản lý trong việc lập đề án sắp xếp/ thành lập tổ chức quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản địa phương theo qui định tại Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản theo phân công tại các văn bản qui phạm pháp luật đã được dẫn chiếu tại mục 1 văn bản này và Quyết định 29/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý CL NLTS;
- Theo ủy quyền và phân công của Cục, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản với cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh/ thành phố thuộc khu vực quản lý.
Trên đây là nội dung hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, quan hệ phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với các cơ quan vùng trực thuộc Cục trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề nghị các cơ quan hữu quan tổ chức triển khai và báo cáo tình hình thực hiện, khó khăn vướng mắc về Cục để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH/QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
Số hiệu tiêu chuẩn | Trích yếu |
28 TCN 129:1998 | Cơ sở CBTS – chương trình QLCL theo và ATTP theo HACCP |
28 TCN 130:1998 | Cơ sở CBTS – điều kiện chung đảm bảo ATVS TP |
28 TCN 136:1999 | Cơ sở sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ - điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 137:1999 | Cơ sở sản xuất đồ hộp TS – điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 138:1999 | Cơ sở sản xuất TS ăn liền – điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 139:2000 | Cơ sở CBTS khô – điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 175:2002 | Cơ sở sản xuất nước mắm – điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 135:1999 | Tàu cá – điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 163:2000 | Cảng cá – điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 165:2000 | Chợ cá - điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 164:2000 | Cơ sở thu mua thủy sản – điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 174:2002 | Cơ sở SX nước đá TS-điều kiện đảm bảo ATVSTP |
28 TCN 176:2002 | Cơ sở nuôi cá basa, cá tra trong bè điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP |
28 TCN 190:2002 | Cơ sở nuôi tôm – điều kiện đảm bảo ATVSTP |
10 TCN 605:2004 | Điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở chế biến chè |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.