BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/TCT-CS | Hà Nội, ngày 9 tháng 1 năm 2009 |
Kính gửi: Ngân hàng công thương Việt Nam
Trả lời công văn số 311/CV-HĐQT-NHCT11 ngày 26/11/2008 của Ngân hàng công thương Việt Nam hỏi về việc chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1) Về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 1 Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 quy định: Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: "Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ đối tượng quy định tại Điều 2 của Luật này".
Theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2007 và trong Nghị định số 24/2007/NĐ-CP và Thông tư số 134/2007/TT-BTC đều quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập phải nộp thuế TNDN theo quy định tại Nghị định và Thông tư này.
Căn cứ theo quy định tại Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành nêu trên thì: Ngân hàng công thương Việt Nam là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan và nếu có thu nhập thì đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Thông tư số 12/2006/TT-BTC ngày 21/2/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng là văn bản quản lý chuyên ngành áp dụng cho các lĩnh vực đặc thù và quy định về cơ chế tài chính đối với các tổ chức thuộc lĩnh vực đặc thù đó. Văn bản pháp luật về thuế là áp dụng chung cho mọi đối tượng nộp thuế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù cũng chịu sự điều tiết của hai loại văn bản này.
2) Về hạch toán chi phí tiền lương, tiền công khi xác định thu nhập chịu thuế:
Theo hướng dẫn tại điểm 5 mục III Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5/1/2005 của Bộ LĐTBXH về quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước thì: Doanh nghiệp được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do Tổng giám đốc, Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của Ban chấp hành công đoàn công ty nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Như vậy căn cứ theo đơn giá tiền lương được duyệt, Ngân hàng công thương Việt Nam có trích số tiền lương được hưởng theo đơn giá và mức lợi nhuận thực hiện đến 31/12. Số tiền lương đến khi quyết toán thuế đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho người lao động có số dư khoảng 15% tổng quỹ lương được hưởng làm khoản dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Khoản dự phòng tiền lương này thực hiện đúng theo quy định của Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH thì sẽ được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Ngân hàng công thương Việt Nam biết và đề nghị Ngân hàng liên hệ với cơ quan thuế địa phương thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.