BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9398/BYT-VP1 | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2005 |
Kính gửi: | - Vụ tổng hợp, văn phòng Trung ương Đảng |
Báo cáo số 9
Tiếp theo báo cáo số 8 ngày 15/11/2005, Bộ Y tế xin báo cáo tình hình bệnh cúm A(H5N1) và một số biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai như sau:
I.TÌNH HÌNH BỆNH CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI:
1. Tình hình trên Thế giới:
Ngày 16/11/2005 không ghi nhận trường hợp mới mắc cúm A(H5N1) tại các quốc gia.
Tại Thái Lan: Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngày 11/11/2005, Bộ Y tế Thái Lan đã ghi nhận thêm 01 trường hợp mắc cúm A(H5N1): bé trai, 18 tháng tuổi, sống ở ngoại ô Bangkok cùng với gia đình có 5 người. Khởi phát ngày 01/11, được điều trị tại bệnh viện tư. Ngày 05/11 bệnh nhi sốt lại và được chuyển đến Bệnh viện Trường Y Siriraj. Hiện tại bệnh nhi đã hết sốt và đang được điều trị tại bệnh viện trong tình trang tốt.
- Bà của bệnh nhi trên: ngày 05/11 có biểu hiện sốt, vào Bệnh viện Bộ Y tế Thái Lan ngày 10/11 với chẩn đoán viêm phổi, hiện tại đang trong tình trạng ổn định. Kết quả xét nghiệm (+) cúm A (H5), hiện tại chưa có kết quả xét nghiệm phân týp.
- Về tiền sử tiếp xúc: có 3 trại gà quanh khu vực nơi bệnh nhi sinh sống. Ngày 30/11 có hiện tượng gà chết và được người dân vùng này đem chôn.
- Tất cả các thành viên trong gia đình bệnh nhi và 4 gia đình khác xung quanh được theo dõi chặt chẽ sức khỏe trong 10 ngày.
Cho đến nay tại Thái Lan đã ghi nhận 21 trường hợp mắc, trong đó có 13 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1).
- Khu vực Đông - Nam Á: Kể từ tháng 12/2003 tính đến nay đã có 126 trường hợp mắc, trong đó có 64 trường hợp tử vong tại 4 quốc gia Thái Lan (mắc 21, chết 13), Indonesia (mắc 9, chết 5), Campuchia (mắc 4, chết 4), Việt Nam (mắc 92, chết 42).
2. Tình hình trong nước:
- Trong ngày 16/11/2005 không ghi nhận trường hợp nghi nhiễm cúm A(H5N1). Hiện tại không có trường hợp nào nhiễm hoặc nghi nhiễm cúm A(H5N1) đang điều trị tại bệnh viện.
-Từ ngày 24/10/2005 đến nay (16/11/2005) không ghi nhận trường hợp mắc mới.
- Từ đầu năm đến nay ghi nhận 65 trường hợp mắc tại 25 tỉnh/thành phố, trong đó có 22 trường hợp tử vong. Tính từ trường hợp mắc cúm A(H5N1) đầu tiên tại Việt Nam (26/12/2003) đến nay đã ghi nhận 92 trường hợp mắc tại 32 tỉnh/thành phố, trong đó có 42 trường hợp tử vong.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐÃ TRIỂN KHAI:
1.Ngành y tế đang tập trung triển khai các biện pháp giám sát, phát hiện, điều trị và xử lý triệt để ổ dịch khi có ca bệnh xuất hiện.
2.Ngành y tế đang tích cực phối hợp với cơ quan thú y các tỉnh: Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành khử trùng theo quy trình xử lý ổ dịch tại các ổ dịch cúm trên gia cầm. Giám sát chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh. Hiện chưa có trường hợp nào nghi nhiễm bệnh.
3.Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Uỷ Ban Nhân dân thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan xây dựng kịch bản chi tiết và tổ chức diễn tậptrong tháng 11, 12/2005.
4.Tiểu ban Giám sát - Chống dịch, Tiểu ban Điều trị và Tiểu ban tuyên truyền phối hợp với Tiểu ban Hậu cần chuẩn bị triển khai kế hoạch sử dụng kinh phí đầu tư khẩn cấp cho công tác phòng, chống đại dịch cúm.
5.Giám sát chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc với gia cầm bệnh tại các ổ dịch cúm gia cầm, hiện chưa có trường hợp nào nghi nhiễm bệnh.
6.Bổ sung, hoàn chỉnh thành viên, chức năng, nhiệm vụ 04 Tiểu ban trực thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút (SARS) và cúm ở người.
7.Thực hiện quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 06/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công các đồng chí thành viên Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Quyết định số 4171/QĐ-BYT ngày 07/11/2005 phân công cán bộ tham gia các đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm tại 31 tỉnh/thành phố trọng điểm dịch từ ngày 08 đến 15/11/2005.
Một số đánh giá của các đoàn công tác:
- Về tổ chức chỉ đạo: Các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, ban hành chỉ thị của UBND, xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra đại dịch.
- Về vấn đề vệ sinh, tiêu độc, khử trùng: một số địa phương xử lý ổ dịch cúm gia cầm chưa đúng thường quy.
- Về công tác tuyên truyền: chưa sâu rộng, người dân chưa thay đổi hành vi nguy cơ.
- Về đầu tư tài chính: Mặc dù các tỉnh đều có kế hoạch phòng, chống đại dịch cúm, nhưng nhiều tỉnh chưa có đầu tư cụ thể. Tại thời điểm điều tra, trang thiết bị phục vụ cho công tác giám sát, điều trị cấp cứu bệnh nhân quá thiếu.
Bộ Y tế báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo để tiếp tục thực hiện.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.