BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9233/TC-TCDN | Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2004 |
Kính gửi: | - Các đồng chí Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Năm 2003, hoạt động sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương đã được chú trọng và đẩy mạnh hơn so với năm trước (chỉ riêng năm 2003 đã có trên 700 doanh nghiệp hoàn thành chuyển đổi, gấp 3 lần so với năm 2002). Tình hình doanh nghiệp nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp giảm (do sắp xếp) nhưng số doanh nghiệp có lãi tăng, chiếm 77,2%, vốn nhà nước tăng 11%, nộp Ngân sách tăng 10%. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã đứng vững, giữ vị trí chủ đạo trên thị trường trong nước, đồng thời không ngừng mở rộng xuất khẩu hàng hoá ra thị trường khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, kết quả trên chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của doanh nghiệp nhà nước, thể hiện ở một số Điểm sau:
1.Hiệu quả kinh doanh thấp: Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp thì năm 2003. tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước chỉ đạt 10,7% còn tới 23% số doanh nghiệp lỗ với số lỗ luỹ kế đến hàng nghìn tỷ đồng.
2. Khả năng cạnh tranh thấp do máy móc thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, chi phí khấu hao tính trên đơn vị sản phẩm cao do không khai thác hết công suất tài sản cố định (nhiều doanh nghiệp hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp chỉ đạt Khoảng 50 - 60%), năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao, kiểu dáng sản phẩm chưa đa dạng ít được đổi mới. Nhiều sản phẩm có chi phí tiêu hao nguyên vật liệu cao so với định mức của doanh nghiệp hoặc cao hơn so với mức bình quân của các nước trong khu vực. Số lượng lao động nhiều nên chi phí tiền lương trong gia thành sản phẩm cao, tuy nhiên mức lương bình quân thấp. Chi phí quản lý cao như: lãi vay, giao dịch, tiếp khách, tiếp tân, khánh Tiết, quảng cáo, xúc tiến thương mại... Do đó, nhiều sản phẩm không có khả năng cạnh tranh hoặc khả năng cạnh tranh thấp ngay trên thị trường trong nước.
3. Khả năng thanh toán nợ hạn chế: Nhiều doanh nghiệp đi vay gấp 5 lần số vốn của Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp; thậm chí có doanh nghiệp vay gấp 20 - 30 lần số vốn của mình, có doanh nghiệp kinh doanh tới 99% bằng vốn vay, dẫn đến rủi ro cao, khả năng thanh toán nợ kém.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
1. Nhiều doanh nghiệp cố tình lập báo cáo tài chính sai sự thật để che giấu thực trạng tài chính yếu kém, thể hiện ở việc khấu hao thấp không thu hồi đủ vốn; không xử lý vật tư hàng hoá tồn đọng và nợ không có khả năng thu hồi, tính giá trị hàng tồn kho cao. Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nhưng nhiều năm báo cáo lãi để tiếp tục vay vốn Ngân hàng, tiếp tục đầu tư dẫn đến đổ vỡ gây hậu quả lớn về kinh tế xã hội.
2. Công tác giám sát doanh nghiệp nhà nước của các cơ quan quản lý, chưa thường xuyên, kịp thời.
3. Hiệu quả đầu tư kém.
Nhiều dự án đầu tư lớn không được tính toán kỹ hiệu quả và khả năng thu hồi vốn. Việc quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến đầu tư công nghệ lạc hậu, không phù hợp; đầu tư đắt; đầu tư không cân đối với nguồn cung cấp nguyên liệu; đầu tư quá khả năng về vốn (thậm chí có doanh nghiệp triển khai đồng thời nhiều dự án trong 1 thời gian nên không có vốn phải sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư, không đủ vốn để đầu tư đồng bộ). Một số dự án đầu tư khi đưa vào sử dụng không có thị trường tiêu thụ; Hậu quả là, công suất huy động thực tế thấp, giá thành sản phẩm cao dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không thu hồi được vốn đầu tư, mất hết vốn Nhà nước, không trả được nợ.
Để khắc phục sự bất cập trên, Bộ Tài chính đề nghị các đồng chí Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo:
1. Đẩy mạnh sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9. Kiên quyết thực hiện giải thể, phá sản các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất hết vốn Nhà nước, thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, khoán... các doanh nghiệp không thuộc diện nắm giữ 100% vốn Nhà nước theo đúng lộ trình của Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Chấn chỉnh công tác đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước bảo đảm Tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện đúng quy trình, thủ tục đầu tư, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư.
3. Chỉ đạo tổ chức thực hiện giám sát doanh nghiệp theo Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành chế độ báo cáo tài chính, kế toán.
4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật để kịp thời phát hiện và có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý các trường hợp báo cáo sai sự thật, lợi dụng chức vụ để trục lợi làm tổn thất vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp./.
| BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.