CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 893/QLLĐNN-TCCB | Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2003 |
Kính gửi: | Các doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan |
Thực hiện quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục quản lý lao động với nước ngoài, nếu doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên đang làm việc tại Đài Loan thì có trách nhiệm cử cán bộ đại diện sang Đài Loan để quản lý số lao động của mình.
Theo báo cáo của Bộ Phận Quản lý lao động thuộc Văn phòng Kinh tế-Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc ngày 02 tháng 06 năm 2003: hiện tại có 34 doanh nghiệp có cán bộ đại diện quản lý lao động tại Đài Loan. Phần lớn cán bộ được cử làm đại diện đều là cử nhân ngoại ngữ (tiếng Trung). Một trong số trước khi sang Đài Loan, đã là cán bộ nghiệp vụ tại doanh nghiệp, được doanh nghiệp luân chuyển sang làm đại diện tại Đài Loan một vài lần. Nhìn Chung, các cán bộ đại diện đã cố gắng trong công việc, không ít cán bộ đại diện đã có kinh nghiệm và chủ động trong xử lý tranh chấp để bảo vệ quyền lợi người lao động như đại diện của các doanh nghiệp: LOD, VIETRA CIMEX, SOVILACO, SULECO, SONA, VINAGIMEX, CIENCO 1, TRAENCO, VINACONEX…
Tuy nhiên, việc cử cán bộ đại diện một số doanh nghiệp chỉ mới chú ý về ngoại ngữ mà chưa quan tâm đến chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ quản lý lao động, xử lý những vấn đền phát sinh và bảo vệ quyền lợi của người lao động, Cụ thể có một số hạn chế như sau:
+ Đa số cán bộ doanh nghiệp cử đi làm đại diện vừa được ký hợp đồng làm việc với doanh nghiệp, tuy biết tiếng Trung, nhưng một số cán bộ được tuyển từ các nguồn không do các trường đại học ta đào tạo (lao động phổ thông học tiếng Hoa vài ba tháng sau khi trở về Việt Nam lại được doanh nghiệp tiếp nhận, học sinh đang theo học tiếng Hoa…) nên chất lượng, phẩm chất và kinh nghiệm còn yếu kém. Không ít đại diện chưa nắm bắt, hiểu biết về các quy định, chính sách, luật lệ liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động, thiếu kiến thức cơ bản về xuất khẩu lao động, năng lực quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm xử lý những vấn đề phát sinh, lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thậm chí có những đại diện chưa hiểu rõ các khái niệm, từ ngữ dùng trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng lao động.
+ Nhiều đại diện có quyết định của Cục Quản lý lao động nước ngoài, nhưng không thực hiện theo đúng Quy chế về chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Quản lý lao động và Quy chế phối hợp công tác giữa đại diện doanh nghiệp với Bộ phận quản lý lao động Việt Nam tại Đài loan: cụ thể là không nộp Quyết định của Cục cho Bộ phận quản lý lao động, một số ít chủ yếu làm phiên dịch tại Công ty môi giới Đài Loan, hoặc làm cán bộ của văn phòng đại diện doanh nghiệp nên không tham ra quản lý lao động của doanh nghiệp, không tham gia họp hoặc giao ban tại Bộ phận Quản lý lao động theo quy định đối với đại diện doanh nghiệp quản lý lao động tại Đài Loan.
+ Việc chấp hành chế độ báo cáo kết quả công tác với Cục Quản lý lao động ngoài nước sau khi về nước của cán bộ đại diện thực hiện chưa tốt.
Để khắc phục những tồn tại trên đây, Cục quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp cử cán bộ đi làm đại diện quản lý lao động ở Đài Loan thực hiện một số quy định sau:
1/ Chấp hành đúng quy định về thủ tục cử cán bộ đại diện do Cục quản lý lao động ngoài nước cấp Quyết định. Hồ sơ doanh nghiệp nộp tại Cục quản lý lao động nước ngoài gồm:
a) Bằng Tốt nghiệp Đại học hoặc cao đẳng, thông thạo tiếng Trung.
b) Là cán bộ trong biên chế của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp từ 01 năm trở lên, kèm theo bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của doanh nghiệp hoặc chính quyền địa phương cư trú.
c) Giấy xác nhận đã qua lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về công tác xuất khẩu lao động do Cục Quản lý lao động nước ngoài cấp.
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ đủ điều kiện công tác ở nước ngoài.
e) Nếu là cán bộ đại diện thay thế cho những người đã hoàn thành nhiệm vụ về nước, thì phải kèm theo bản báo cáo kết quả công tác của người hoàn thành nhiệm vụ, có nhận xét của Trưởng Bộ phận Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan.
Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục quản lý lao động ngoài nước sẽ cấp quyết định cử cán bộ đại diện quản lý lao động của doanh nghiệp.
g) Cán bộ đại diện quản lý lao động của Doanh nghiệp tại Đài loan có quyết định của Cục quản lý lao động nước ngoài khi sang Đài Loan có trách nhiệm nộp 01 bản Quyết định cho Trưởng Bộ phận quản lý lao động, thực hiện đúng Quy chế về chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Quản lý lao động và Quy chế phối hợp giữa Bộ phận Quản lý lao động với đại diện của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Khi kết thúc thời gian về nước, đại diện phải báo cáo với Cục quản lý lao động ngoài nước bằng văn bản có nhận xét của Trưởng Bộ phận Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan.
2/ Từ nay trở đi, Cục Quản lý lao động nước ngoài sẽ không cấp Quyết định cho cán bộ sang Đài Loan làm nhiệm vụ chính là phiên dịch tại các công ty môi giới.
Theo các quy định, các công ty môi giới Đài Loan có thể làm thủ tục tiếp nhận người thông thạo Tiếng Trung để làm phiên dịch song ngữ Trung-Việt tại công ty môi giới. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp Việt Nam có văn bản thông báo cho Bộ phận Quản lý lao động họ, tên, số điện thoại của cán bộ đại điện này và tên của Công ty môi giới để có sự phối hợp.
3/ Đối với doanh nghiệp đã có đại diện chưa có hồ sơ gửi Cục cần hoàn chỉnh lại thủ tục hồ sơ cử cán bộ đại diện pháp đáp ứng đúng các điều kiện quy định tại các khoản a, b,c, d điểm 1 của Công văn này.
4/ Mọi vấn đề phát sinh trong tranh chấp vượt quá khả năng giải quyết của đại diện quản lý doanh nghiệp, thì cán bộ đại diện phải trực tiếp báo cáo với Trưởng Bộ phận Quản lý lao động, để xin ý kiến chỉ đạo.
Nhận được công văn này, yêu cầu các doanh nghiệp có lao động làm việc tại Đài Loan, rà soát cán bộ đại diện, báo cáo Cục Quản lý lao động người nước danh sách hiện đang có mặt tại Đài Loan và cán bộ dự kiến cử đi đại diện quản lý lao động tại Đài Loan 6 tháng cuối năm 2004 (theo mẫu đính kèm)./.
| KT CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI |
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN DOANH NGHIỆP Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: Cục quản lý lao động ngoài nước
BÁO CÁO DANH SÁCH CÁN BỘ ĐẠI DIỆN ĐI QLLĐF TẠI ĐÀI LOAN
Số TT | Họ tên cán bộ đại diện | Sinh | Chức vụ | Đơn vị | Trình độ chuyên môn | Trình độ ngoại ngữ | QĐ cục số, ngày cấp | Thời gian công tác tại ĐL | Ngày xuất cảnh | Ngày về nước | Ngày nộp báo cáo cục QLLĐNN | Ghi chú |
I. Danh sách cán bộ đại diện đang công tác tại Đài Loan | ||||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Tổng số cán bộ dự kiến đi đại diện tại Đài Loan 6 tháng cuối năm 2003 và năm 2004: | ||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………ngày…..tháng…..năm 2003
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu
BỘ, SỞ…(CƠ QUAN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN DOANH NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO CÁ NHÂN KẾT QUẢ
CÔNG TÁC ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀI LOAN
1. Tên cán bộ đi đại diện:.......................................................................
- Chức vụ:............................................................................................
- Đơn vị ................................................................................................
2. Đi đại diện theo Quyết định số............................................................
Ngày…..tháng…..năm….của Cục quản lý lao động ngoài nước.
3. Địa chỉ nơi công tác tại Đài Loan:........................................................
..............................................................................................................
4. Thời gian:…..Từ ngày…tháng……năm 200.......................................
Đến ngày…..tháng…..năm …….200.....................................................
5. Nội dung báo cáo:
- Theo dõi kết quả thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết giữa doanh nghiệp với đối tác Đài Loan.
- Số lượng lao động của doanh nghiệp có tại Đài Loan:………người.......
- Lao động của doanh nghiệp được giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý:
+ Số người:
+ Ngành nghề: - Giúp việc gia đình: thuộc các địa bàn
- Sản xuất, chế tạo thuộc các địa bàn
+ Tiền lương, thu nhập (phản ánh của người lao động nếu có).
+ Số lượng lao động bỏ trốn: (số lượng danh sách, ngành nghề, nguyên nhân)
+ Số lượng lao động bị bắt trục xuất về nước: (số lượng danh sách, ngành nghề)
- Các vụ việc phát sinh đối với lao động (nêu cụ thể và kết quả giải quyết.
- Số lần thăm, kiểm tra tình hình lao động:
- Kết quả phối hợp giữa cán bộ đại diện với Bộ phận QLLĐ thuộc Văn phòng Kinh tế.
- Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc: Số lần tham gia cuộc họp, số lần tham gia xử lý.
- Các công việc khác được giao: Nêu cụ thể và kết quả.
6. Tự đánh giá:
7. Đề xuất, kiến nghị:
…..ngày….tháng…năm…200….
NHẬN XÉT CỦA TRƯỞNG BỘ PHẬN
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VN TẠI ĐÀI LOAN NGƯỜI BÁO CÁO
(Ghi rõ họ tên và chữ ký của cán bộ đại diện)
XÁC NHẬN CỦA DOANH NGHIỆP KHI CÁN BỘ ĐẠI DIỆN VỀ NƯỚC
Trong 15 ngày, kể từ khi về nước, phải gửi báo cáo trên về Cục QLLĐ NN để cục lưu hồ sơ cán bộ. Không nộp báo cáo đúng hẹn, Cục không giải quyết người đi tiếp theo.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.