BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 866/ATTP-CĐT | Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2008 |
Kính gửi: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
Nhận được Công văn số 3973/SYT-VSATTP ngày 14/7/2008 của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc “Xin ý kiến các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có ý kiến về 4 nội dung mà Sở Y tế đề nghị như sau:
1. Theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 về “Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”, Quyết định 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 không có cụ thể như thế nào là vi phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên có thể dựa vào một số nội dung như:
- Quy mô sản xuất, khả năng cung cấp sản phẩm của cơ sở.
- Tác động của sản phẩm ảnh hưởng đến cộng đồng.
- Loại sản phẩm.
- Vi phạm một lần hay nhiều lần.
- Tần xuất sản xuất, sử dụng của cơ sở và cộng đồng.
- Quy định tại Điều 15 của Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” để đánh giá mức độ vi phạm và đưa ra hình thức xử lý thích hợp.
2. Cơ sở vi phạm bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm sau khi đã khắc phục những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì việc cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở thực hiện theo quy định tại Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 về “Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”.
3. Khi cơ sở thay đổi loại hình doanh nghiệp mà địa chỉ sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, con người … không thay đổi thì:
- Cơ sở, doanh nghiệp có Công văn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm mới thay đổi về tên của loại hình doanh nghiệp kèm theo bằng chứng về việc thay đổi loại hình doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khi đó đơn vị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ xét cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở.
- Đối với Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm không nhất thiết phải thay đổi ngay, đến khi hết hạn việc Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08 tháng 12 năm 2005 “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”.
4. Việc đóng dấu lên chữ ký và các phụ lục kèm theo văn bản chính thức được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 26 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư; việc đóng dấu giáp lai với 2 văn bản, tài liệu chuyên ngành và Phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP. Dấu được đóng vào khoản giữa mép phải của văn bản hoặc Phụ lục văn bản trùm lên một phần các tờ giấy; theo Mục III, 1, a của Thông tư số 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT ngày 12 tháng 01 năm 2004 hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế: Hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm bao gồm … . Vì vậy, sản phẩm quảng cáo ghi trong bằng, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, makét quảng cáo là phụ lục kèm theo của Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo. Khi cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền có đóng dấu lên makét quảng cáo, kịch bản của đĩa hình kèm theo.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm rất mong nhận được sự hợp tác của Quý Sở.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.