BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7946/BGTVT-KHĐT | Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2008 |
Kính gửi: | - Đồng chí Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh; |
Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) nhận được công văn số 27/CV-KH4 ngày 18/10/2008 của Văn phòng Quốc hội cùng với ý kiến chất vấn của đồng chí Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh, với nội dung như sau:
"1. Đề nghị quý Bộ cho biết tiến độ di dời Cảng Sài Gòn theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Chính phủ. Thời điểm sẽ hoàn tất việc di dời?
2. Đề nghị cho biết chủ trương của quý Bộ về dự án nạo vét Sông Soài Rạp và nâng cấp Cảng Hiệp Phước, để trở thành cảng biển chính của Thành phố Hồ Chí Minh trong cụm cảng số 5. "
Về vấn đề này, Bộ GTVT xin trả lời như sau:
1. Việc di dời hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi khu vực nội đô Tp. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Cụ thể:
"Nhóm các cảng cần di dời sớm, trước năm 2010: bao gồm Tân cảng Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu Ba Son, khu cảng Nhà Rồng và khu cảng Khánh Hội của cảng Sài Gòn, cảng Tân Thuận Đông, cảng Rau Quả. Tiến độ di dời cụ thể căn cứ vào tiến độ triển khai các quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh và tình hình sản xuất kinh doanh của từng cảng, theo nguyên tắc: không gây ách tắc, lãng phí và hạn chế ảnh hưởng xấu đối với sản xuất kinh doanh và an ninh quốc phòng, ổn định công ăn việc làm cho người lao động.
Nhóm các cảng di dời sau năm 2010: từng bước nghiên cứu di dời các cảng còn lại nằm trong phạm vi cần di dời với tiến độ được xác định theo nguyên tắc trên đây. Trong trường hợp cần thiết, nếu hội tụ đủ yếu tố thích hợp thì có thể đẩy nhanh tiến độ các cảng này sớm hơn".
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 28/4/2008 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son, bao gồm đại diện lãnh đạo: UBND các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu; các Bộ: GTVT, Tài chính, KH&ĐT, Xừy dựng, Quốc phòng, KH&CN, TN&MT. Ban chỉ đạo đã ban hành qui chế hoạt động, thành lập 03 tổ công tác:
- Tổ công tác qui hoạch chuyển đổi công năng do Phú Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh phụ trách;
- Tổ công tác cơ chế, chính sách di dời do Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách;
- Tổ công tác di dời kết cấu hạ tầng do Thứ trưởng Bộ GTVT phụ trách.
Các Bộ, ngành và địa phương liên quan đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cảng di dời triển khai theo quy hoạch được duyệt nhằm đáp ứng tiến độ đề ra.
Đến nay, có duy nhất Tân cảng Sài Gòn cơ bản hoàn tất việc di dời và ổn định sản xuất tại vị trí mới ở Cát Lái. Bốn cảng còn lại đang trong giai đoạn xử lý các thủ tục về đất đai, lập dự án đầu tư xây dựng cảng...
Theo báo cáo của các doanh nghiệp di dời, tiến trình di dời các cảng trên sông Sài Gòn thực hiện chậm, khó đáp ứng được tiến độ di dời. Nguyên nhân:
- Khu Hiệp Phước chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa có đường, điện, nước, thông tin liên lạc để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong cảng.
- Việc lập dự án chuyển mục đích sử dụng đất tại vị trí cũ để tạo vốn đầu tư tại vị trí mới chưa có cơ sở thực hiện.
- Vốn cho di dời: các doanh nghiệp đều chờ đợi chuyển đổi quy hoạch để có nguồn kinh phí.
Bộ GTVT đã đề nghị UBND Tp. Hồ Chí Minh sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tại các vị trí phải di dời; đồng thời sớm chấp thuận về nguyên tắc cho phép các doanh nghiệp di dời được lập dự án đầu tư xây dựng tại vị trí cũ theo quy hoạch sử dụng đất của thành phố để các doanh nghiệp có thể triển khai các thủ tục theo quy định.
Hiện nay, Bộ GTVT đang phối hợp với Tp. Hồ Chí Minh và các Bộ liên quan để giải quyết những khó khăn nêu trên cho các doanh nghiệp, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc di dời các cảng cần di dời sớm trong năm 2011.
2. Bộ GTVT đã thống nhất để UBND Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu nạo vét thử nghiệm Nâng cấp luồng tàu biển từ cửa sông Soài Rạp vào đến khu công nghiệp Hiệp Phước cho tàu 10.000DWT đầy tải và tàu 20.000DWT giảm tải (Công văn số 4224/BGTVT-KHĐT ngày 24/9/2003).
UBND Tp. Hồ Chí Minh đã giao Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận làm chủ đầu tư, đã hoàn thành nạo vét thử nghiệm và đó được đưa vào khai thác sử dụng theo Quyết định số 741/QĐ-CHHVN ngày 09/11/2007 của Cục Hàng hải Việt Nam.
Để tiếp tục triển khai đầu tư dự án Nâng cấp luồng Soài Rạp, Bộ GTVT cũng đó có văn bản số 7827/BGTVT-KHĐT ngày 04/12/2007 thống nhất việc UBND Tp. Hồ Chí Minh lập và triển khai dự án nạo vét luồng Soài Rạp cho cỡ tàu đến 50.000DWT phục vụ cho khu cảng - đô thị Hiệp Phước. Hiện nay, các đơn vị đang hoàn chỉnh hồ sơ dự án trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt làm cơ sở kêu gọi, huy động vốn đầu tư cho dự án.
Bộ GTVT xin trả lời Đại biểu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh và đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố chuyển ý kiến trên đến cử tri được rõ. Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo Thành phố để giải quyết các vấn đề liên quan./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.