BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 750/TCCB | Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2005 |
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc lập hồ sơ và quy trình thực hiện việc thành lập trường trung học chuyên nghiệp, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và gửi văn bản đến các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân đứng tên xin thành lập trường trung học chuyên nghiệp để xây dựng đề án và thực hiện đúng các nội dung quy định trong công văn này.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Đề án được xây dựng căn cứ vào các văn bản:
- Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 24/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Điều lệ Trường Trung học chuyên nghiệp”.
- Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập”;
- Công văn số 9597/THCN&DN ngày 17/10/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Điều lệ Trường Trung học chuyên nghiệp.
II. HỒ SƠ XIN THÀNH LẬP TRƯỜNG GỒM:
1. Công văn đề nghị thỏa thuận thành lập trường trung học chuyên nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ. Công văn cần khái quát sự cần thiết thành lập trường trong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, Bộ, Ngành, khả năng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, kể cả khả năng đầu tư tài chính, giao quyền sử dụng đất để xây dựng trường.
2. Đơn xin thành lập trường.
3. Đề án thành lập trường gồm các nội dung sau:
- Nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Bộ, ngành:
- Mục đích thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và quy mô đào tạo của nhà trường (năm đầu và những năm tiếp theo);
- Danh mục các ngành nghề đào tạo;
- Nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;
- Tên trường, địa điểm;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị; nguồn tài chính xây dựng, phát triển trường và chi phí thường xuyên cho hoạt động đào tạo của trường;
- Khả năng và các bước phát triển về cơ sở vật chất;
- Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ;
4. Văn bản của cấp có thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính và điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của trường.
5. Hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về giao quyền sử dụng đất lâu dài để xây dựng trường.
6. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ làm chủ tịch Hội đồng quản trị - nếu là trường ngoài công lập, Hiệu trưởng (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhân sự), văn bằng chứng chỉ cao nhất (công chứng, nếu là văn bằng tiếng nước ngoài phải dịch công chứng).
7. Danh sách giáo viên của trường - đối với trường công lập;
- Danh sách giáo viên và cán bộ cơ hữu kèm theo cam kết sẽ tham gia giảng dạy cho trường, văn bằng photocopy của từng giáo viên (đối với trường ngoài công lập);
8. Danh sách giáo viên thỉnh giảng:
9. Bản cam kết về xây dựng trường tương ứng với quy mô và ngành nghề đào tạo dự kiến trong khoảng thời gian 5 năm đầu.
10. Chương trình khung các ngành dự kiến đào tạo.
11. Dự thảo Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường.
IV. NƠI GỬI HỒ SƠ:
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân hoặc nhóm cá nhân đứng tên xin thành lập trường nộp 3 bộ hồ sơ cho Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án phải đầy đủ các nội dung đã quy định. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ ghi ở mục II. Thời gian tính nộp hồ sơ kể từ khi Bộ nhận được hồ sơ hợp lệ.
Vụ Tổ chức cán bộ gửi hồ sơ cho Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Vụ kế hoạch - Tài chính.
- Các Vụ nghiên cứu hồ sơ, góp ý kiến vào đề án và có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ nêu ý kiến và nội dung đề án việc thành lập trường, thời gian trả lời Vụ tổ chức cán bộ không quá 10 ngày.
- Vụ Tổ chức cán bộ tập hợp ý kiến và yêu cầu tổ chức xin thành lập trường sửa chữa và hoàn thiện hồ sơ (nếu có nội dung cần sửa chữa). Thời gian hoàn thiện hồ sơ do chủ đề án thực hiện.
2. Thẩm định đề án
Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì tổ chức thẩm định đề án. Việc thẩm định thực hiện như sau:
- Đối với các đề án mà địa phương, Bộ, cơ quan ngang Bộ đã chuẩn bị các điều kiện thành lập trường: cơ sở vật chất, thiết bị, đất đai… đầy đủ và đảm bảo tính pháp lý thì các vụ chức năng của Bộ thống nhất trình Lãnh đạo bộ ký văn bản thỏa thuận để thành lập trường.
- Đối với các đề án mà sự chuẩn bị các điều kiện thành lập chưa rõ, Bộ thành lập đoàn thẩm định gồm 3 Vụ: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp và Vụ Kế hoạch - Tài chính (mỗi vụ 1 lãnh đạo Vụ và 1 chuyên viên). Khi thẩm định có thêm thành phần của cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập trường (Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, cơ quan ngang Bộ).
3.. Trả lời cấp quyết định thành lập trường
Sau khi thẩm định hoặc nhận hồ sơ hợp lệ, các vụ chức năng của Bộ sẽ có văn bản nêu ý kiến cuối cùng về việc thành lập trường. Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ thỏa thuận để thành lập trường. Thời hạn từ khi nhận hồ sơ hợp lệ đến khi ra văn bản thỏa thuận không quá 60 ngày.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập trường, cần gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Tổ chức cán bộ) 01 bản.
Nơi nhận: | K/T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.