NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 739/CV-KTTC | Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2002 |
Kính gửi: | - Các Ngân hàng thương mại Nhà nước |
- Căn cứ Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại; và Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại;
- Căn cứ Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại;
- Căn cứ Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN ngày 07/01/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại;
- Căn cứ Thông tư số 27/2002/TT-BTC ngày 22/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại;
- Căn cứ Quyết định số 559/2002/QĐ-NHNN ngày 03/06/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc bổ sung một số tài Khoản vào hệ thống tài Khoản kế toán của Tổ chức tín dụng,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hạch toán kế toán xử lý nợ tồn đọng tại Ngân hàng thương mại và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là Công ty trực thuộc) như sau:
1- Về tài Khoản sử dụng
1.1/ Các Ngân hàng thương mại và Công ty trực thuộc được sử dụng các tài Khoản trong Hệ thống tài Khoản kế toán các Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 435/1998/QĐ-NHNN2 ngày 25/12/1998 và các Quyết định bổ sung tài Khoản kế toán các Tổ chức tín dụng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để hạch toán xử lý nợ tồn đọng; và phải tuân thủ những quy định hiện hành về hạch toán và báo cáo kế toán.
1.2/ Để theo dõi việc hạch toán xử lý Nợ tồn đọng, các Công ty trực thuộc phải gửi bảng liệt kê các tài Khoản có sử dụng về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính).
2- Hạch toán phân loại nợ tồn đọng tại Ngân hàng thương mại
2.1/ Căn cứ Quyết định 149/2000/QĐ-TTg và các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng theo Quyết định 149/2000/QĐ-TTg , Ngân hàng thương mại phân loại nợ tồn đọng đang hạch toán trên các tài Khoản “Nợ khó đòi”; hoặc “Các Khoản nợ chờ xử lý”; hoặc “Nợ cho vay được khoanh” thành 3 nhóm (Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm; Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi nợ; và Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động) và hạch toán chuyển các Khoản nợ tồn đọng nêu trê sang tài Khoản 283, 284 và 285 theo đúng nội dung, tính chất của Khoản nợ tồn đọng để xử lý. Hạch toán:
Nợ TK Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm hoặc Nợ TK Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi nợ hoặc Nợ TK Nợ tồn đọng không có tài sản bổ sung nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động
Có TK thích hợp đang phản ánh Nợ tồn đọng (Nợ khó đòi; hoặc
Các Khoản nợ chờ xử lý; hoặc Nợ cho vay được khoanh)
2.2/ Đối với những Khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm thuộc phạm vi xử lý theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg mà tài sản bảo đảm đã được gán nợ, theo đó Ngân hàng thương mại đã hạch toán giảm Nợ cho khách hàng vay theo quy định của pháp luật hiện hành; Nếu tài sản gán nợ vẫn chưa bán được để thu hồi nợ (vẫn đang theo dõi trên các tài Khoản thuộc loại phải thu), thì Ngân hàng thương mại thực hiện hạch toán chuyển tài sản gán nợ từ tài Khoản phải thu thích hợp sang tài Khoản 283 “Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm” để xử lý. Về hạch toán ghi:
Nợ TK Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm (tiểu Khoản mở theo từng tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho NH đang chờ xử lý)
Có TK thích hợp (TK Các Khoản phải thu khác,...)
2.3/ Các Ngân hàng thương mại được chủ động xử lý hoặc chuyển giao cho Công ty trực thuộc để xử lý các Khoản Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm và Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động.
3- Hạch toán bàn giao, tiếp nhận các Khoản Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm và Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động theo Hợp đồng uỷ thác giữa Ngân hàng thương mại và Công ty trực thuộc:
Để theo dõi, đối chiếu việc bàn giao, tiếp nhận và quá trình xử lý nợ tồn đọng, Ngân hàng thương mại và Công ty trực thuộc phải lập Hợp đồng uỷ thác, Biên bản bàn giao Nợ, tài sản bảo đảm nợ và mở Sổ theo dõi cho từng Khoản nợ được bàn giao hoặc tiếp nhận.
3.1/ Tại Ngân hàng thương mại:
a/ Hạch toán bàn giao Nợ tồn đọng:
- Căn cứ vào Hợp đồng uỷ thác, Biên bản bàn giao Nợ, tài sản bảo đảm Nợ kèm theo các hồ sơ tài liệu liên quan (nếu có) giữa Ngân hàng thương mại và Công ty trực thuộc, được lập theo đúng quy định, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, kế toán lập phiếu hạch toán:
+ Đối với Khoản nợ gốc tồn đọng:
Nợ TK Giá trị Khoản nợ giao Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (tiểu Khoản mở cho từng Khoản nợ bàn giao)
Có TK Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm hoặc Có TK Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động
+ Về ngoại bảng, ghi:
Xuất TK Tài sản thế chấp, cầm đồ của khách hàng hoặc Xuất TK Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý | Nếu bàn giao tài sản bảo đảm nợ |
hoặc Xuất TK Lãi cho vay chưa thu được | Nếu có bàn giao |
Nhập Sổ theo dõi “Nợ tồn đọng bàn giao cho Công ty trực thuộc” | Theo tổng giá trị của từng Khoản Nợ tồn đọng bàn giao, bao gồm: Nợ gốc + Nợ lãi |
b/Hạch toán tiền thu hồi từ việc xử lý nợ do Công ty trực thuộc chuyển trả:
- Khi nhận được số tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ do Công ty trực thuộc chuyển trả, kế toán hạch toán:
+ | Nợ TK thích hợp (tiền gửi NHNN, tiền mặt,...) Có TK Giá trị Khoản nợ giao Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản |
+ Ghi Xuất Sổ theo dõi “Nợ tồn đọng bàn giao cho Công ty trực thuộc” | theo số tiền thực tế chuyển trả |
- Sau khi đã thu hồi đủ số nợ gốc tồn đọng, phần tiền còn lại (do Công ty trực thuộc tiếp tục chuyển trả), Ngân hàng thương mại xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (tiếp tục thu các Khoản khách hàng còn nợ khác; hoàn trả cho khách nợ, người thừa kế hợp pháp; ghi thu nhập bất thường v.v...).
- Trường hợp tổng số tiền thực tế thu hồi từ việc bán Khoản nợ, tài sản bảo đảm nợ vay hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ vay nhỏ hơn tổng giá trị Khoản nợ tồn đọng bàn giao Công ty trực thuộc (được xác định sau khi đã tận thu): Khi thanh lý Hợp đồng ủy thác, căn cứ chứng từ do Công ty trực thuộc chuyển giao, hạch toán:
+ Xuất Sổ theo dõi “Nợ tồn đọng bàn giao cho Công ty trực thuộc” | Giá trị còn lại của Khoản Nợ tồn đọng không thu hồi được (Nợ gốc + Nợ lãi) |
+ Đối với số nợ gốc tồn đọng không thu hồi được:
Nợ TK Dự phòng phải thu khó đòi Có TK Giá trị Khoản nợ giao Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản | Số nợ gốc còn lại |
+ Nợ lãi và các Khoản khác không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ phải xử lý theo quy định hiện hành.
3.2/ Tại Công ty trực thuộc:
Khi tiếp nhận các Khoản Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm và Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động do Ngân hàng thương mại chuyển giao, căn cứ Hợp đồng uỷ thác, Biên bản bàn giao Khoản nợ, tài sản bảo đảm Nợ (nếu có) và các hồ sơ, tài liệu kèm theo, Công ty trực thuộc hạch toán:
+ | Nợ TK Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm hoặc Nợ TK Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động Có TK Giá trị Khoản nợ nhận của Ngân hàng thương mại để quản lý và khai thác |
Đồng thời ghi:
+ Nhập TK Tài sản nhận của Ngân hàng thương mại hoặc nhận từ việc mua lại nợ (đối với Khoản nợ có tài sản bảo đảm)
+ Nhập TK Lãi cho vay chưa thu được (nếu có tiếp nhận)
+ Nhập Sổ theo dõi “Nợ tồn đọng nhận uỷ thác của Ngân hàng thương mại” | Theo tổng giá trị của từng Khoản Nợ tồn đọng đã tiếp nhận, bao gồm: Nợ gốc + Nợ lãi |
*Lưu ý: Nếu có quy định cho phép Ngân hàng thương mại được thoả thuận với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại khác (Công ty khác) về xử lý hộ Nợ tồn đọng:
Trong trường hợp này, Ngân hàng thương mại không được chuyển giao Nợ tồn đọng sang Công ty khác (Nợ tồn đọng vẫn tiếp tục được hạch toán và theo dõi theo nguyên trạng tại Ngân hàng thương mại). Do đó, cả hai bên không được áp dụng hướng dẫn về hạch toán bàn giao, tiếp nhận các Khoản Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm và Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động giữa Ngân hàng thương mại và Công ty trực thuộc đã nêu trên.
4- Hạch toán xử lý Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm và Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động tại Ngân hàng thương mại và Công ty trực thuộc:
4.1/ Hạch toán chi phí lực lượng tài sản bảo đảm nợ:
Đối với các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ, như chi phí đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm nợ để bán hoặc khai thác; thuê trông coi bảo vệ, bảo hiểm cho tài sản bảo đảm nợ; quảng cáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ và các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ khác theo quy định, kế toán hạch toán:
Nợ TK Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ (tiểu Khoản mở cho từng tài sản bảo đảm nợ)
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi,...)
4.2/ Công ty trực thuộc mua lại nợ tồn đọng:
Công ty trực thuộc phải thực hiện đầy đủ, đúng các thủ tục, trình tự theo quy định tại Quy chế mua, bán nợ của các Tổ chức tín dụng trong việc mua lại các Khoản Nợ tồn đọng thuộc phạm vi xử lý của Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp giá mua nợ nhỏ hơn giá trị khản nợ tồn đọng (gốc + lãi) thì xử lý và hạch toán như sau:
+ Đối với số nợ gốc tồn đọng:
Nợ TK Nợ tồn đọng thích hợp : Số nợ gốc tồn đọng
Có TK Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý : Chênh lệch giữa giá mua và nợ gốc tồn đọng (giá mua nhỏ hơn nợ gốc tồn đọng)
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi...) : Giá mua
+ Đối với nợ lãi: Ghi Nhập TK Lãi cho vay chưa thu được (nếu có)
+ Ghi Nhập TK Tài sản nhận của Ngân hàng thương mại hoặc nhận từ việc mua lại nợ (mở tài Khoản chi Tiết)
+ Công ty trực thuộc phải trích lập dự phòng theo tỷ lệ quy định đối với Khoản Nợ gốc tồn đọng đã mua lại.
4.3/ Bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc cho thuê, khai thác kinh doanh tài sản bảo đảm nợ:
a/ Số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc cho thuê, khai thác kinh doanh tài sản bảo đảm nợ, kế toán hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi...)
Có TK Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ
Nếu xuất bán tài sản bảo đảm nợ, ghi:
Xuất TK Tài sản thế chấp, cầm đồ của khách hàng hoặc Xuất TK Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý | Nếu NHTM bán tài sản bảo đảm nợ |
Xuất TK Tài sản nhận của Ngân hàng thương mại hoặc nhận từ việc mua lại nợ (nếu Công ty trực thuộc xuất bán tài sản bảo đảm nợ).
b/ Nguồn thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc cho thuê, khai thác kinh doanh tài sản bảo đảm nợ, sau khi trừ phần phải nộp thuế theo quy định (nếu có), được xử lý và hạch toán như sau:
Đối với những Khoản nợ tồn đọng do Ngân hàng thương mại trực tiếp xử lý (Khoản nợ tồn đọng không chuyển giao cho Công ty trực thuộc):
Nợ TK Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ
Có TK Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ (nếu có)
Có TK Nợ tồn đọng thích hợp
- Sau khi đã thu hồi đủ chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ (nếu có) và số nợ gốc tồn đọng, phần tiền còn lại, Ngân hàng thương mại xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (tiếp tục thu các Khoản khách hàng còn nợ khác; hoàn trả cho khách nợ, người thừa kế hợp pháp; ghi thu nhập bất thường v.v...).
- Trường hợp tổng số tiền thực tế thu hồi từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ vay nhỏ hơn chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ (nếu có) và số nợ gốc tồn đọng (được xác định sau khi đã tận thu): Ngân hàng thương mại xử lý và hạch toán theo quy định hiện hành đối với số nợ gốc tồn đọng còn lại, nợ lai và các Khoản phải thu khác của Khoản nợ không thu hồi được.
Đối với những Khoản nợ tồn đọng được xử lý tại Công ty trực thuộc:
- Đối với Khoản nợ, tài sản bảo đảm nợ, Công ty trực thuộc nhận ủy thác bán hoặc cho thuê, khai thác, hạch toán:
Nợ TK Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc
+ khai thác tài sản bảo đảm nợ
Có TK Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ (nếu có)
Có TK Nợ tồn đọng thích hợp
Chuyển số tiền thu được từ việc bán Khoản nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc cho thuê, khai thác kinh doanh tài sản bảo đảm nợ về Ngân hàng thương mại (theo Hợp đồng ủy thác), hạch toán:
+ Xuất Sổ theo dõi “Nợ tồn đọng nhận ủy thác của Ngân hàng thương mại” | theo số tiền thực tế chuyển trả |
+ Chuyển số tiền thu hồi nợ gốc tồn đọng:
Nợ TK Giá trị Khoản nợ nhận của NHTM để quản lý và khai thác
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi,...)
Sau khi đã chuyển đủ số tiền thu hồi nợ gốc tồn đọng (tài Khoản chi Tiết “Giá trị Khoản nợ nhận của NHTM để quản lý và khai thác” hết số dư), nếu vẫn còn tiền thu, Công ty trực thuộc phải chuyển trả hết cho Ngân hàng thương mại. Hạch toán:
+ Nợ TK Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi,...)
+ Xuất TK Lãi cho vay chưa thu được: Số nợ lãi đã chuyển trả NHTM
Trường hợp tổng số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ vay nhỏ hơn giá trị Khoản nợ nhận ủy thác của Ngân hàng thương mại (được xác định sau khi đã tận thu hết): Khi thanh lý Hợp đồng ủy thác, Công ty trực thuộc tất toán số nợ tồn đọng (gốc, lãi) còn lại không thu hồi được để chuyển trả Ngân hàng thương mại. Hạch toán:
| Nợ TK Giá trị Khoản nợ nhận của NHTM để quản lý và khai thác Có TK Nợ tồn đọng thích hợp | Đối với số nợ gốc còn lại không thu hồi được |
+ Xuất TK Lãi cho vay chưa thu được: Đối với số nợ lãi không thu được
- Đối với Khoản nợ tồn đọng do Công ty trực thuộc mua lại:
Công ty trực thuộc phải xử lý và hạch toán theo đúng trật tự quy định tại Chế độ tài chính hiện hành (trước hết, thu hồi lại các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ vay; nợ gốc tồn đọng; và các Khoản khác). Hạch toán:
Nợ TK Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ
+ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ
Có TK Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ
Có TK Nợ tồn đọng thích hợp
Sau khi đã thu hồi đủ chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ và số nợ gốc tồn đọng, Công ty trực thuộc tiếp tục thu các Khoản khách hàng còn nợ khác hoặc hoàn trả cho khách nợ, người thừa kế hợp pháp (nếu có). Số tiền còn lại được hạch toán (ghi Có) vào tài Khoản “Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý” để xác định lãi, lỗ từ Khoản nợ đã mua.
Trường hợp tổng số tiền thực tế thu hồi từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ (được xác định sau khi đã tận thu) đã bù đắp xong chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ nhưng không đủ bù đắp số nợ gốc tồn đọng đã mua thì phần chênh lệch (thiếu) này được hạch toán (ghi Nợ) vào tài Khoản “Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý” để xác định lãi, lỗ từ Khoản nợ đã mua. Hạch toán:
+ | Nợ TK Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý Có TK Nợ tồn đọng thích hợp | Số nợ gốc tồn đọng không thu hồi được |
+ Nợ lãi và các Khoản phải thu khác còn lại không thu được, Công ty trực thuộc xử lý theo quy định hiện hành.
Lãi hoặc lỗ từ việc mua bán nợ được xác định và xử lý như sau: Công ty trực thuộc tất toán số dư Nợ hoặc Có tài Khoản chi Tiết “Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý” chuyển vào tài Khoản thu nhập (lãi) hoặc chi phí (lỗ) từ việc mua bán nợ, hạch toán:
Nếu lãi, ghi:
Nợ TK Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý
Có TK Thu khác về hoạt động tín dụng
Nếu lỗ, ghi:
Nợ TK Các Khoản chi về hoạt động khác
Có TK Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý
4.4/ Ngân hàng thương mại hoặc Công ty trực thuộc giữ lại tài sản bảo đảm nợ để sử dụng:
Ngân hàng thương mại hoặc Công ty trực thuộc được giữ tài sản bảo đảm nợ để sử dụng, phục vụ cho hoạt động của mình nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải có nguồn vốn tương ứng theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Đối với việc giữ lại các tài sản bảo đảm nợ là tài sản cố định thì Ngân hàng thương mại hoặc Công ty trực thuộc phải tính toán, cân đối để đảm bảo tỷ lệ mua, đầu tư vào tài sản cố định theo đúng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng (không được vượt quá 50% vốn tự có);
- Việc định giá trị tài sản để hạch toán phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
a/ Ngân hàng thương mại hạch toán:
Nợ TK TSCĐ thích hợp
Có TK Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm (tài Khoản chi Tiết thích hợp)
Khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản bảo đảm nợ được giữ lại với giá trị khản nợ tồn đọng (gốc + lãi) phải xử lý theo đúng quy định hiện hành.
b/ Công ty trực thuộc hạch toán:
- Đối với tài sản bảo đảm nợ thuộc Khoản nợ tồn đọng do Công ty trực thuộc mua lại:
+Nợ TK TSCĐ thích hợp
Có TK Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ (nếu có)
Có TK Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm
+ Ghi Xuất TK Tài sản nhận của Ngân hàng thương mại hoặc nhận từ việc mua lại nợ.
Khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản bảo đảm nợ được giữ lại với chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ (nếu có) và nợ gốc tồn đọng được hạch toán vào tài Khoản chi Tiết “Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý” (ghi Nợ, nếu giá trị tài sản bảo đảm nợ được giữ lại nhỏ hơn chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ (nếu có) và nợ gốc tồn đọng; hoặc ghi Có, nếu là nếu là ngược lại), sau đó xác định và hạch toán lãi hoặc lỗ từ việc mua bán nợ như đã hướng dẫn ở phần trên.
- Đối với tài sản bảo đảm nợ thuộc Khoản nợ tồn đọng nhận ủy thác của Ngân hàng thương mại:
+ | Nợ TK TSCĐ thích hợp Có TK Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm | Số nợ gốc còn lại |
Đồng thời chuyển trả cho Ngân hàng thương mại, hạch toán:
+ | Nợ TK Giá trị Khoản nợ nhận của NHTM để quản lý và khai thác Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi) | Số nợ gốc còn lại |
Khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản bảo đảm nợ được giữ lại với giá trị nợ tồn đọng (gốc + lãi) nhận ủy thác, Công ty trực thuộc phải thanh toán kịp thời, đầy đủ với Ngân hàng thương mại theo đúng quy định.
Về ngoại bảng, ghi:
+ Ghi Xuất TK Tài sản nhận của Ngân hàng thương mại hoặc nhận từ việc mua lại nợ
+ Ghi Xuất TK Lãi cho vay chưa thu được (nếu có)
+ Ghi Xuất Sổ theo dõi “Nợ tồn đọng nhận uỷ thác của Ngân hàng thương mại” | Giá trị còn lại |
4.5/ Đánh giá lại nợ, chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp:
Các Ngân hàng thương mại thực hiện việc đánh giá lại nợ và chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp theo đúng các quy định và hướng dẫn hiện hành.
- Nếu chuyển nợ thành vốn góp của doanh nghiệp: Trường hợp này Ngân hàng thương mại phải dùng vốn Điều lệ và quỹ dự trữ tương ứng với phần nợ đã chuyển thành vốn góp ào doanh nghiệp và phải đảm bảo tỷ lệ vốn góp theo quy định. Về hạch toán, ghi:
Nợ TK Góp vốn mua cổ phần
Có TK Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động (tài Khoản chi Tiết thích hợp)
- Nếu đánh giá lại Khoản nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước để xác định giá trị thực còn của Khoản nợ và xử lý: Việc hạch toán kế toán trong trường hợp này sẽ được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn khi có quy định cụ thể của Nhà nước.
5- Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và nợ tồn đọng không còn đối tượng để thu nợ:
Các Ngân hàng thương mại Nhà nước phân loại nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu nợ, hạch toán vào tài Khoản như đã hướng dẫn tại Điểm 2, công văn này; Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định và hướng dẫn để trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cho xử lý nợ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Ngân hàng thương mại và Công ty trực thuộc phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Kế toán - Tài chính) để có hướng dẫn, giải quyết kịp thời.
| TL/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.