BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5274/TM-CSTNTN | Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2002 |
Kính gửi: Đồng chí giám đốc sở Thương mại Tỉnh biên giới Việt - Lào
Hội nghị chợ biên giới Việt Nam-Lào tổ chức tại Khăm Muộn từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 12 năm 2002 đã thoả thuận 8 loại việc ( Biên bản thoả thuận kèm theo).
Để triển khai các thoả thuận trên đây, Bộ yêu cầu:
1.Ngay trong Quý I năm 2003, các Sở chủ động khảo sát thực tế tại các chợ biên giới và báo cáo về Bộ theo mẫu đính kèm. Mỗi chợ biên giới của địa phương cần được ghi chép đầy đủ 11 nội dung theo mẫu và gửi về Bộ Thương mại ( vụ Chính sách Thương nghiệp trong nước) và đầu Quý II năm 2003 nhằm chuẩn bị cho cuộc họp lần thứ II về chợ Biên giới dự kiến vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm 2003 tại Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Cùng thời gian này, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Thương mại Lào tổ chức khảo sát một số chợ trọng điểm của cả hai phía nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh. Vì vậy, Bộ yêu cầu đồng chí tranh thủ ý kiến của UBND tỉnh về hướng xử lý các vấn đề liên quan đến chợ biên giới đang phát sinh tại địa phương mình để chuẩn bị cho đoàn liên bộ đến làm việc.
Hiện tại địa phương đang chuẩn bị mở thêm những chợ biên giới nào( ghi tên chợ, thuộc xã, huyện, tỉnh, dự kiến thời gian khai trương),
2. Để thực hiện khoản 2.4 trong Biên bản thoả thuận, Bộ yêu cầu đồng chí Giám đốc Sở thương mại Lai châu chủ động phối hợp với Sở Thương mại Luông Pha Băng ( Lào) chuẩn bị kỹ nội dung cụ thể và thiết thực trước khi làm việc với Bộ./.
| KT.BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
(MẪU)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHỢ BIÊN GIỚI VIỆT LÀO
Ngày, tháng, năm khảo sát.
1. Tên chợ
2. Thuộc xã, huyện, tỉnh
3. Thành lập ngày ,tháng , năm
4. Cách đường biên giới Km;
5. Chợ họp thường xuyên hay họp theo phiên ( nếu họp thường xuyên thì ghi: “ Họp thường xuyên”, nếu họp theo phiên thì ghi ngày họp chợ)
6. Số hộ buôn bán cố định, thường xuyên tại chợ;
7. Tổng số người tham gia mua bán hàng hoá mỗi phiên ( ước lượng), trong đó: người Việt Nam là...........;
8. Hàng hoá bán qua biên giới sang Lào chủ yếu gồm ...........( ước lượng trị giá mỗi phiên)
9. Hàng hoá chủ yếu mua từ Lào gồm...........(ước lượng trị giá)
10. Các khoản lệ phí đang thu tại cửa khẩu đối với người, hàng hoá và phương tiện vận tải khi vào chợ biên giới gồm: ( ghi rõ tên, mức thu của phía Việt Nam và phía Lào)
11. Tình hình thực hiện định mức miễn thuế đối với cư dân theo quy định của quy chế chợ biên giới Việt -Lào./.
BIÊN BẢN CUỘC HỌP LẦN THỨ II GIỮA TỔ CÔNG TÁC PHỐI HỢP LÀO - VIỆT NAM VÀ VIỆT NAM -LÀO VỀ QUẢN LÝ CHỢ BIÊN GIỚI
Thực hiện thoả thuận giữa tổ công tác phối hợp Việt Nam - Lào và Lào - Việt Nam về quản lý chợ biên giới tại Cửa Lò ( Nghệ An ) ngày 12 tháng 7 năm 2001;
Được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Thương Mại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Bộ Thương Mại nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Đoàn đại biểu Bộ Thương mại Nước Cộng hoà Dân Chủ Nhân dân Lào do đồng chí SIEUSAVATH SAVENGSUKSA, quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào làm Trưởng đoàn.
Đoàn đại biểu Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam do đồng chí Phan Thế Ruệ, thứ trưởng Bộ Thương Mại làm trưởng đoàn.
Nhân dịp này, 10 cặp tỉnh có chung đường biên giới giữa Lào và Việt Nam đã có các cuộc họp để trao đổi các vấn đề cụ thể ở địa phương mình trong việc phối hợp về tổ chức quản lý chợ biên giới , thống nhất những việc cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Danh sách Đoàn đại biểu của Tổ công tác phối hợp Lào - Việt Nam và Việt Nam - Lào về quản lý chợ biên giới được ghi trong phụ lục 1 và 2 kèm theo.
Trong không khí làm việc thẳng thắn, chân thành và hợp tác, hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau đây:
1.Hai bên thống nhất ghi nhận những công việc đã được thực hiện theo thoả thuận Cửa Lò tháng 7 năm 2001 gồm:
1.1 Phía Việt Nam đã đổi tên gọi chợ A lưới( Thừa thiên - Huế - Việt Nam ) thành chợ Hồng Vân thuộc xã Hồng Vân, huyện A lưới, tỉnh Thừa thiên - Huế.
1.2 Phía Lào sẽ xem xét việc lập chợ đối diện và đặt tên cho chợ thuộc Bản Cutai, huyện Xa Muồi, Tỉnh Saravan - Lào).
1.3 Phía Việt Nam xác nhận: Tỉnh Quảng Nam không có địa danh Đắc Chưng và đặt tên chợ phía Việt Nam là Nam Giang. Dự kiến năm 2003 sẽ đầu tư xây dựng chợ Nam Giang.
1.4 Phía Lào, hiện tại chưa có chợ tại Đăc oóc( đối diện với Nam Giang), khi hội đủ điều kiện hình thành chợ biên giới sẽ xem xét việc đặt tên.
1.5. Phía Việt Nam đã cùng với phía Lào thống nhất dành một số ưu đãi cho thương nhân buôn bán tại các chợ biên giới của hai nước và đã được ghi trong biên bản cuộc họp lần thứ XII giữa đoàn đại biểu biên giới nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu biên giới nước Cộng Hoà dân chủ Nhân dân Lào “ Để duy trì được các chợ đã có và mở thêm các chợ biên giới trong khu vực biên giới là những điểm trao đổi hàng hoá phục vụ đời sống và sản xuất của cư dân biên giới, hai bên đề nghị các địa phương cho miễn các khoản lệ phí đối với người, phương tiện và hàng hoá của hai bên khi vào chợ Biên giới. Hai bên thống nhất giao cho các tỉnh tiếp tục phát triển các cửa khẩu và chợ biên giới trong khu vực được trở thành hiện thực và phát triển thường xuyên”.
1.6 Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới mà trước mắt là giai đoạn I của tiến trình tham gia khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á ( AFTA) vào năm 2003, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tự do hoá thương mại trong khu vực theo chương trình đã thoả thuận trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ( ASEAN), phía Việt Nam đã thông báo cho phía Lào biết chủ trương sửa đổi quy chế chợ biên giới Việt Nam - Lào theo hướng: xây dựng một quy chế mới áp dụng cho toàn tuyến biên giới đường Bộ Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia thay thế cho ba quy chế áp dụng cho ba biên giới hiện nay.
2. Hai bên thoả thuận phương hướng hợp tác từ nay đến phiên họp lần thứ III gồm các công việc sau đây:
2.1 Hai bên phối hợp tổ chức kiểm tra đôn đốc các địa phương thực hiện tốt thoả thuận của hai Chính phủ tại cuộc họp đại biểu biên giới hai nước ở Vientiane ngày 7 tháng 10 năm 2002. Cụ thể là:
-Trong quý I năm 2003, hai Tổ thực hiện cuộc khảo sát song phương nhằm kiểm tra thực tế ở một số cửa khẩu có chợ biên giới, trên cơ sở đó giúp lãnh đạo Bộ xây dựng kế hoạch và phương án chỉ đạo cụ thể đối với từng địa phương của mỗi nước. lãnh đạo Bộ xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể đối với từng địa phương của mỗi nước.
- Hai bên thoả thuận tăng cường trao đổi thông tin về tình hình hoạt động của chợ biên giới mỗi bên và các vấn đề liên quan đế hoạt động của chợ biên giới. Mỗi bên duy trì chế độ báo cáo thường xuyên và tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết nhằm duy trì tốt thoả thuận cấp Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân buôn bán trong các chợ biên giới của hai nước.
- Hai bên sẽ tạo điều kiện để các chợ biên giới phát triển, cùng nhau khuyến khích sản xuất với nhiều hình thức nhằm tăng cường sự trao đổi hàng hoá qua biên giới.
2.2 Hai bên thống nhất sẽ trình lên Chính phủ hai nước cho phép bổ sung: Giống cây trồng, Vật liệu thô, nguyên liệu phục vụ sản xuất... có xuất xứ (C/O) từ Lào và Việt Nam vào danh mục giảm thuế 50% khi những hàng hoá trên đây được trao đổi, mua bán qua biên giới.
2.3 Hai bên thống nhất đề nghị Chính phủ của hai nước:
- Chỉ đạo các tỉnh biên giới tuỳ điều kiện cụ thể, xây dựng chợ ra sát đường biên giới để nhân dân thuận tiện đi lại, mua bán hàng hoá.
- Hàng năm hỗ trợ ngân sách để các tỉnh xây dựng hệ thống chợ biên giới ở những vùng khó khăn ngân sách địa phương không có khả năng đầu tư.
2.4 Hai bên thống nhất hỗ trợ , tạo điều kiện cho hai tỉnh Lai Châu ( Việt Nam) và tỉnh Luông Pha Băng ( Lào ) mở chợ biên giới nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai tỉnh.
2.5 Hai bên thống nhất kiến nghị ngân hàng của mỗi nước tổ chức các điểm thu, đổi tiền tại cửa khẩu biên giới.
2.6 Hằng năm Tổ công tác phối hợp Lào - Việt Nam và Việt Nam - Lào về tổ chức và quản lý chợ biên giới lựa chọn cán bộ có thành tích trong lĩnh vực phát triển chợ biên giới trao đổi cho nhau để thực hiện chế độ khen thưởng theo quy định mỗi nước.
2.7 Phía Lào tiếp tục xem xét việc sửa đổi điều 3 Nghị định thư về trao đổi hàng hoá của công dân cư trú trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào do Chính phủ hai nước ký ngày 8 tháng 8 năm 1997.
2.8 Hai bên thống nhất:
Cuộc họp lần thứ III vào năm 2003 của Tổ sẽ được tổ chức tại Việt Nam, thời gian và địa điểm sẽ được hai bên thông báo cho nhau vào , thời gian thích hợp.
Lễ ký biên bản có sự chứng kiến của đồng chí Sieusavath Savengsuksa quyền Bộ Thương mại nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân dân Lào và đồng chí Phan Thế Ruệ - Thứ trưởng Bộ Thương mại nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng thành viên của hai Tổ thuộc hai bên.
Biên bản này và các phụ lục kèm theo được làm tại tỉnh Khăm Muộn thuộc nước Cộng Hoà Dân chủ Nhân dân Lào ngày 6 tháng 12 năm 2002 và lập thành hai bản mỗi bản bằng tiếng Lào và tiếng Việt. Cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
Nguyễn Xuân Chiến
| Khemmani Pholsena |
PHỤ LỤC SỐ 1
DANH SÁCH ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO THAM DỰ HỘI NGHỊ CHỢ BIÊN GIỚI LẦN THỨ II
I/ BỘ THƯƠNG MẠI LÀO:
1. Ông Sieusavath Savengsuksa - Quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại
2. Bà Khemmani Pholsena - Cục trưởng Cục ngoại thương
3. Ông Phanh Vilayson - Tham tán KT-TM Lào tại Việt Nam
4. Ông Sulinhon Philavong - Trưởng phòng cục Ngoại thương, Tổ trưởng
5. Ông Leam Nhongvóngithi - trợ lý Bộ trưởng
6. Ông SingKham Bounleutay - Trưởng phòng viện N/C KT- TM
7. Bà Monsavanh Phuthavông - Phó phòng Cục Nội thương
8. Ông Khemdeth Sihavông - Chuyên viên cục ngoại thương
9. Ông Saythiđeth Inthasone - Chuyên viên Cục ngoại thương
10. Ông Phengsouk Phengmuong - Chuyên viên Cục Ngoại thương
II/ SỞ THƯƠNG MẠI CÁC TỈNH:
1. Ông Khamseun Sounvilent - GĐSTM tỉnh Phongsali
2. Ông Khamlek Huongphôxay - Phó GĐSTM tỉnh Hnaphanh
3. Ông Viengthanome Phommachanh - GĐSTM tỉnh Xiêng Khoảng
4. Ông Souvanny Saysana - GĐSTM tỉnh Bolikhamxay
5. Ông Bounna Hansingxay - GĐSTM tỉnh Khammuộn
6. Ông Somvang Vongvath - Phó GĐSTM tỉnh Savannakhet
7. Ông Bounma Keophila - GĐSTM tỉnh Savlavan
8. Ông Bounchăn Nhonmahaxay - GĐSTM tỉnh Sekong
9. Ông Phusavanh Xaynhaxit - Phó GĐSTM tỉnh Attapeu
10. Ông Somnhột Sisavath - Trưởng phòng đối ngoại sở TM tỉnh Luông Pha Băng
11. Ông Buthdi sihalaxay - Phó GĐSTM tỉnh Khăm muộn
12. Bà Sathith Chansy - Phó GĐSTM tỉnh Khăm muộn
13. Ông Phoxay Thitsixon - Trưởng phòng, sở Thương mại tỉnh Savannakhét
PHỤ LỤC 2
I . BỘ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM:
1. Phan Thế Ruệ - Thứ trưởng Bộ Thương mại - Trưởng đoàn
2. Nguyễn Xuân Chiến - Phó Vụ Trưởng Vụ chính sách TNTN
3. Đào Ngọc Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Châu á - Thái Bình Dương
4. Trần Xuân Đính - Tổ trưởng Tổ công tác phối hợp Việt - Lào về quản lý chợ biên giới
5. Trần Bảo Giám - Tham tán Thương mại.
6. Dương Đình Bảng - Tuỳ viên.
7. Nguyễn Thuý Hiền - Tổ viên
8. Phạm Thị Hồng Thanh - Tổ viên
II. SỞ THƯƠNG MẠI CÁC TỈNH:
9. Nguyễn Văn ánh - Phó Giám đốc Sở Thương mại Thanh hoá
10. Bùi Quốc Đạt - Trưởng Phòng - sở Thương mại Thanh hoá
11. Nguyễn Văn Quế - Phó phòng - Sở Thương mại Thanh hoá
12. Vũ Văn Năng - Giám đốc Sở Thương mại Lai châu
13. Phạm Công Thức - Phó Giám đốc Sở Thương mại Nghệ An
14. Trần Tiến Dũng - Phó Giám Đốc Sở Thương mại Quảng Bình
15. Nguyễn Hồng Vân - Giám Đốc Sở Thương mại Quảng nam
16. Nguyễn Đức Thắng - Chuyên viên Văn phòng Sở Thương mại
17. Nguyễn Văn Kiện - Phiên dịch
18. Nguyễn Tấn Quyết - Giám đốc Sở Thương mại KonTum
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.