BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5132/TM-XNK | Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2004 |
Kính gửi: | - Các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực |
Tại Hội nghị Hội đồng AFTA lần thứ 17, các nước ASEAN đã thông qua bản sửa đổi của quy chế xuất xứ mẫu D và thủ tục cấp phép giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D. Các nước ASEAN được yêu cầu ban hành văn bản pháp quy để đưa những quy định này vào thực hiện trong hệ thống pháp luật mỗi nước trong năm 2004.
Trên cơ sở đó, Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định về xuất xứ mẫu D mới hoàn toàn tuân thủ các quy định mới của ASEAN. Quyết định này cũng thay thế tất cả các Quyết định mà Bộ Thương mại đã ban hành trước đây, bao gồm các Quyết định số 416/TM-ĐB ngày 13 tháng 5 năm 1996 ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - mẫu D và các Quyết định sửa đổi, bổ sung số 0878/1998/QĐ-BTM ngày 30 tháng 7 năm 1998, số 1000/1998/QĐ-BTM ngày 3 tháng 9 năm 1998, số 0492/2000/QĐ-BTM ngày 20 tháng 3 năm 2000, số 1448/2001/QĐ-BTM ngày 25 tháng 12 năm 2001.
Những điểm sửa đổi chính của Quyết định này là:
1. Chế độ báo cáo:
Trong thời gian qua, mặc dù Bộ Thương mại đã nhiều lần có công văn yêu cầu Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất thực hiện chế độ báo cáo theo đúng tinh thần quyết định số 416/TM-ĐB nhưng còn nhiều đơn vị vẫn không thực hiện. Điều này ảnh hưởng nhiều đến công tác đàm phán của Việt Nam trong khuôn khổ CEPT/AFTA. Trong Quyết định lần này, Bộ Thương mại bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về chế độ báo cáo định kỳ. Cụ thể các Cơ quan cấp C/O mẫu D phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng cho Bộ Thương mại về tình hình cấp và sử dụng C/O Mẫu D (kể cả trường hợp không có việc cấp C/O). Báo cáo định kỳ này được đánh máy theo mẫu (dưới dạng file Microsoft Excel) và gửi bằng văn bản và e-mail về Bộ Thương mại - Vụ Xuất nhập khẩu trước ngày 10 của tháng tiếp theo. Trường hợp không có báo cáo định kỳ như đã nêu trên liên tục trong thời gian 3 tháng thì việc uỷ quyền của Bộ Thương mại cho các co quan được uỷ quyền cấp C/O mẫu D sẽ hết hiệu lực.
2. Đưa các quy định về quy chế xuất xứ CEPT áp dụng cho hàng dệt và các sản phẩm dệt - tiêu chuẩn chuyển đổi cơ bản, đã ban hành tại Quyết định số 0878/1998/QĐ-BTM vào phụ lục số 5.
3. Đưa các nguyên tắc và hướng dẫn xác định xuất xứ vào phụ lục số 6 và số 7.
4. Đưa phần quy định về giám định hàng hoá tại Quyết định số 0492/2000/QĐ-BTM ngày 20 tháng 03 năm 2000 vào Phụ lục số 4.
5. Đối với phần giám định, bổ sung quy định chỉ cần giám định lần đầu đối với việc xin C/O cho cùng một chủng loại hàng hoá (cùng một mã AHTN). Những lần tiếp theo doanh nghiệp chỉ cần cam kết về sự phù hợp của hàm lượng ASEAN của hàng hoá.
6. Thay đổi cơ quan đầu mối về C/O của Bộ Thương mại từ Vụ Đa biên sang Vụ xuất nhập khẩu.
7. Bỏ quy định về địa bàn phụ trách của các phòng quản lý xuất nhập khẩu, chuyển sang cho phép các doanh nghiệp xin cấp C/O tại nơi phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình.
8. Bổ sung các sửa đổi của Quy chế và thủ tục cấp C/O mẫu D mà ASEAN đã thống nhất, bao gồm các điểm sau:
8.1. Cho phép một được khai nhiều hàng hoá trên cùng một mẫu C/O mẫu D
8.2. Cho phép sửa, viết đè trên C/O mẫu D, với điều kiện những chỗ sửa phải được người có thẩm quyền ký C/O mẫu D chấp thuận.
8.3. Bổ sung các quy định về C/O giáp lưng (back-to-back), quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra xuất xứ mẫu D tại nước xuất khẩu.
Bộ Thương mại thông báo để các cơ quan biết và thực hiện.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.