CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 471/CP-VX | Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2004 |
Kính gửi: | - Các Thành viên Chính phủ. |
Để đánh giá đúng thực trạng nghèo đói đến thời điểm hiện nay, đề ra giải pháp phấn đấu đến cuối năm 2004 hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 9%, hoàn thành kế hoạch trước một năm so với mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ĩ đề ra; đánh giá đúng kết quả đã đạt được của Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra vào cuối năm 2005, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Thành viên Chính phủ Và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số công việc sau đây:
1. Phân công các thành viên Chính phủ trực tiếp đi kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm, Chương trình 135 và Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học ở một số địa bàn trọng điểm (theo kế hoạch đính kèm).
Nội dung kiểm tra gồm:
- Đánh giá việc chỉ đạo tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện các Chương trình so với mục tiêu đề ra (những mặt được, chưa được, nguyên nhân); thực trạng hiện nay và những vấn đề bức xúc cần tiếp tục giải quyết.
- Những giải pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện trong thời gian tới và kiến nghị về cơ chế, chính sách của địa phương.
Thực hiện kiểm tra trực tiếp ở mỗi tỉnh, thành phố được phân công tại 02 đất 3 huyện và một số địa điểm cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 10 tháng 4 năm 2004 đến ngày 31 tháng 5 năm 2004. Kết thúc đợt kiểm tra, yêu cầu có báo cáo bằng văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 10 tháng 6 năm 2004.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đoàn đến kiểm tra cần chỉ đạo chuẩn bị báo cáo tình hình một cách nghiêm túc, bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng Chương trình để đánh giá, đề ra các cơ chế, chính sách giải pháp và kế hoạch triển khai trong thời gian tới; tổ chức cho đoàn đi kiểm tra thực địa theo yêu cầu.
3. Các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban Dân tộc chuẩn bị cụ thể nội dung kiểm tra, đánh giá từng Chương trình thuộc phạm vi được phân công gửi các thành viên Chính phủ, hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nội dung báo cáo; cuối đợt kiểm tra, tổng hợp kết quả đánh giá Chương trình và báo cáo; cuối đợt kiểm tra, tổng hợp kết quả đánh giá Chương trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tập trung chỉ đạo rà soát các cơ chế, chính sách, các dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình, bảo đảm hoàn thành kế hoạch; trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nội dung cho Chương trình trong 5 năm tiếp theo.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
DANH SÁCH
PHÂN CÔNG THÀNH VIÊN CHÍNH PHỦ KIỂM TRA Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo công văn số 471/CP-VX ngày 7 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ)
TT | Họ và tên | Chức vụ | Địa bàn kiểm tra |
1 | Phan Văn Khải | Thủ tướng Chính phủ | Yên Bái, Phú Thọ |
2 | Nguyễn Tấn Dũng | Phó Thủ tướng Chính phủ | Quảng Bình, Quảng Trị |
3 | Vũ Khoan | Phó Thủ tướng Chính phủ | Đồng Nai, Tây Ninh |
4 | Phạm Gia Khiêm | Phó Thủ tướng Chính phủ | Bắc Kạn, Cao Bằng |
5 | Phạm Văn Trà | Bộ trưởng Bộ Quốc phòng | Nam Định, Thái Bình |
6 | Lê Hồng Anh | Bộ trưởng Bộ Công an | Long An, Tiền Giang |
7 | Uông Chu Lưu | Bộ trưởng Bộ Tư pháp | Đồng Tháp, An Giang |
8 | Võ Hồng Phúc | Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Lào Cai, Hà Giang |
9 | Nguyễn Sinh Hùng | Bộ trưởng Bộ Tài chính | Tuyên Quang, Lạng Sơn |
10 | Trường Đình Tuyển | Bộ trưởng Bộ Thương mại | Nghệ An, Hà Tĩnh |
11 | Lê Huy Ngọ | Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Đắc Lắc, Đắc Nông |
12 | Đào Đình Bình | Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải | Bến Tre, Trà Vinh |
13 | Nguyễn Hồng quân | Bộ trưởng Bộ Xây dựng | Hà Tầy, Thái Nguyên |
14 | Hoàng Trung Hải | Bộ trưởng Bộ Công nghiệp | Sơn La, Hoà Bình |
15 | Nguyễn Dy Niên | Bộ trưởng Bộ Ngoại giao | Thanh Hoá, |
16 | Tạ Quang Ngọc | Bộ trưởng Bộ Thủy sản | Bạc Liêu, Cà Mau |
17 | Nguyễn Thị Hằng | Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Điện Biên, Lai Châu, |
18 | Hoàng Văn Phong | Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ | Phú Yên, Khánh Hoà |
19 | Phạm Quang Nghị | Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin | Ninh Bình, Hà Nam |
20 | Nguyễn Minh Hiển | Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo | Bình Định, Quảng Ngãi |
21 | Trần Thị Trung Chiến | Bộ trưởng Bộ Y tế | Hậu Giang, Sóc Trắng |
22 | Đỗ Quang Trung | Bộ trưởng Bộ Nội vụ | Quảng Nam |
23 | Mai ái Trực | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường | Vĩnh Long, Kiên Giang |
24 | Đỗ Trung Tá | Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông | Bắc Ninh, Bắc Giang |
25 | Lê Đức Thuý | Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Bình Phước, Lâm đồng |
26 | Quách Lê Thanh | Tổng Thanh tra Nhà nước | Ninh Thuận, Bình Thuận |
27 | Ksor Phước | Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc | Gia Lai, Kon Tum |
28 | Nguyễn Danh Thái | Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao | Vĩnh Phúc |
29 | Đoàn Mạnh Giao | Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ | Thừa Thiên Huế, |
30 | Lê Thị Thu | Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số gia đình và Trẻ em | Quảng Ninh |
NỘI DUNG KIỂM TRA, RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ VIỆC LÀM
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các thành viên Chính phủ kiểm tra, đánh giá thực trạng nghèo đói trên địa bàn các tỉnh được phân công với nội dung như sau:
1. Đánh giá kết quả xoá đói giảm nghèo đạt được trong 3 năm (2001 - 2003) với những nội dung chính như sau:
- Công tác chỉ đạo điều hành của các cấp
- Huy động nguồn lực
- Kết quả thực hiện các chính sách, dự án và mục tiêu giảm nghèo
- Nguyên nhân đạt được và bài học kinh nghiệm
- Những khó khăn, tồn tại.
2. Rà soát lại thực trạng hộ nghèo, xã nghèo trên địa bàn:
- Rà soát thực trạng hộ nghèo: số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí (cả về thu nhập, nhà ở, đất sản xuất hoặc điều kiện nghề nghiệp) tính đến 31 tháng 12 năm 2003, kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2004.
- Rà soát các huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên và các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên.
- Kết quả xoá nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình hộ nghèo đến cuối năm 2003, số hộ nghèo cần được trợ giúp, kế hoạch trợ giúp trong 2 năm 2004 và 2005.
3. Đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tăng hoặc giảm số hộ nghèo, xã nghèo, đặc biệt lưu ý đến tình trạng nhà ở, đất sản xuất và các điều kiện sinh hoạt khác; tình trạng và mức độ tái nghèo; tính chủ động, tự lực vươn lên thoát nghèo; các giải pháp của địa phương để giải quyết những nguyên nhân nghèo đói bức xúc nhất ở các xã, huyện tỷ lệ hộ nghèo con cao, các biện pháp khắc phục và ngăn chặn tình trạng tái nghèo, phát sinh nghèo.
4. Những đề xuất, kiến nghị về sửa đổi chơ chế, chính sách, giải pháp để xoá đói giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo.
NỘI DUNG KIỂM TRA, RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC, BIÊN GIỚI VÀ VÙNG SÂU, VÙNG XA (CHƯƠNG TRÌNH 135)
Uỷ ban Dân tộc đề nghị các Thành viên Chính phủ kiểm tra, đánh giá thực trạng thực hiện Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, biên giới và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh được phân công với nội dung như sau:
1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình ở địa phương.
2. Thực hiện cơ chế quản lý
a. Kết quả huy động nguồn lực chương trình: vốn Chương trình 135, vốn Ngân sách địa phương, vốn giúp đỡ, vốn huy động từ nguồn Chương trình dự án khác. Việc sử dụng lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn.
b. Phân cấp quản lý đầu tư.
c. Kết quả công tác thanh kiểm tra giám sát thực hiện.
d. Chính sách đặc thù riêng của tỉnh.
e. Kết quả giúp đỡ của các đơn vị được phân công theo công văn 174/CV - VX ngày 22 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
d. Thực hiện các nguyên tắc chương trình: dân chủ công khai, xã có công trình, dân có việc làm, tăng thêm thu nhập từ tham gia xây dựng công trình tại xã.
3. Kết quả thực hiện Chương trình
a. Dự án xây dựng Cơ sở hạ tầng và Trung tâm cụm xã.
b. Dự án Quy hoạch bố trí lại dân cư nơi cần thiết.
c. Dự án Hỗ trọ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm.
d. Thực hiện Chính sách hỗ trợ Dân tộc đặc biệt khó khăn.
đ. Dự án Đào tạo cán bộ.
e. Thực hiện Quyết định số 42/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về xã các làm công tác xoá đói giảm nghèo.
g. Kết quả thực hiện một số chính sách: đất đai, tín dụng, phát triển nguồn nhân lực.
4. Đánh giá tổng hợp thành tựu Chương trình 135
a. Hiệu quả các dự án xây dựng Cơ sở hạ tầng và Trung tâm cụm xã với sản xuất và đời sống:
- Thêm số xã có đường ô tô đến trung tâm; năng lực phục vụ của các công trình thuỷ lợi; số trường, lớp tăng thêm; tỷ lệ số hộ dùng điện; số hộ có nước sinh hoạt, dùng nước sạch sinh hoạt; số trạm xá, chợ...
- Có bao nhiêu xã đã cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng thiết yếu.
- Đánh giá về chất lượng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng có thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong sử dụng vốn đầu tư không?
b. Điều kiện về sản xuất: Thu nhập của đồng bào từ ngành nghề sản xuất chính, tình hình đất sản xuất, sự tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, mô hình áp dụng vào sản xuất.
c. Các yếu tố xã hội: Đánh giá tác động của Chương trình 135 đối với các mặt đời sống, văn hoá, xã hội, phát triển cộng đồng...
- Tỉ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm; tình hình nhà ở, đất ở.
- Tình hình phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường; khắm chữa bệnh, phòng dịch tại địa phương; phủ sóng phát thanh, truyền hình; tuyên truyền báo chí, điện thoại...
- Trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở.
d. Đánh giá chung kết quả thực hiện Chương trình 135 ở địa phương, những ưu điểm, tồn tại trong tổ chức thực hiện và nguyên nhân.
đ. Giải pháp thực hiện trong 2 năm tới.
e. Đến năm 2005 có bao nhiêu xã hoàn thành mục tiêu Chương trình, còn bao nhiêu xã cần tiếp tục đầu tư.
NỘI DUNG KIỂM TRA, RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Thành viên Chính phủ kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình Kiên cố hoá Trường, lớp học trên địa bàn các tỉnh được phân công với nội dung sau:
1. Căn cứ kiểm tra đánh giá: Mục tiêu, đối tượng, số lượng danh mục xây dựng theo Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
a. Mục tiêu: Xoá phòng học 3 ca, phòng học tạm thời tranh, tre, nứa, lá.
b. Đối tượng: Các cấp học phổ thông trong phạm vi cả nước.
c. Danh sách và số lượng phòng học xây dựng: Theo danh mục và số lượng các tỉnh đã báo cáo Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thời điểm tháng 8 năm 2002.
2. Đánh giá công tác tổ chức chỉ đạo triển khi của địa phương, thuận lợi, khó khăn.
3. Tiến độ và kết quả thực hiện:
a. Số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
b. Số phòng học đang triển khai xây dựng.
c. Số vốn đã thanh toán (đã giải ngân), tỷ lệ % so với số vốn Trung ương hỗ trợ.
d. Nguồn kinh phí của địa phương đã huy động thêm ngoài ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.
đ. Việc vận dụng thực hiện thiết kế mẫu do Bộ Xây dựng ban hành; đánh giá về đơn giá xây dựng phòng học trên địa bàn; thất thoát lãng phí?
e. Kiểm tra giám sát thực hiện: Hình thức và tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát tiến độ và chất lượng công trình ở địa phương?
g. Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch để ra cho năm 2003, năm 2004; đánh giá việc triển khai theo đúng mục tiêu, đối tượng; đánh giá khả năng hoàn thành Chương trình vào năm 2005?.
4. Các kiến nghị của địa phương.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.