BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4706/TM-CATBD | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2002 |
Kính gửi Bộ kế hoạch và đầu tư (Vụ hợp tác C-K)
Trả lời công văn số 6949 BKH/CK ngày 31/10/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hợp tác thương mại Việt Nam - Lào năm 2002, Bộ Thương mại có ý kiến như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỢP TÁC VỚI LÀO NĂM 2002
1. Kim ngạch XNK Việt Nam - Lào trong vòng 9 tháng đầu năm 2002 đạt 82 triệu USD giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2001 (9 tháng đầu năm 2001 kim ngạch XNK đạt khoảng 103 triệu), trong đó:
Việt Nam xuất: 42 triệu USD
Mặt hàng chủ yếu: Cao su, dầu ăn, dây điện và cáp điện, gạo, giày dép các loại, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, mỳ gói, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, than đá, hàng dệt may: 6,6 triệu USD
Hàng rau quả: 3,3 triệu USD
Lạc nhân: 2,2 triệu USD
Việt Nam nhập: 40 triệu USD
Mặt hàng chủ yếu: Máy móc thiết bị phụ tùng,
NPL dệt may da, tân dược,
xe máy: 5,5 triệu USD
Ước cả năm 2002, kim ngạch XNK đạt khoảng 110 triệu USD giảm khoảng 15% so với năm 2001 (năm 2001 kim ngạch XNK đạt 130 triệu USD)
2. Nguyên nhân trực tiếp của Việt Nam giảm kim ngạch:
- Kim ngạch nhập khẩu gỗ và xe máy giảm: So với 9 tháng cùng kỳ năm 2001, mặt hàng gỗ nhập khẩu giảm khoảng 28 triệu USD. Mặt hàng xe máy nhập khẩu giảm khoảng 15 triệu USD.
Các nguyên nhân khác:
- Do có sự thay đổi trong chính sách cấm xuất khẩu gỗ xẻ của Bạn.
- Về phía Ta, việc thực hiện giảm 50% thuế nhập khẩu cho hàng hoá của Lào nhập vào Việt Nam chậm.
II. KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRONG NĂM 2003:
- Tiếp tục triển khai thoả thuận về giảm thuế nhập khẩu cho hàng hoá của Việt Nam vào Lào và hàng hoá của Lào vào Việt Nam trong năm 2003.
- Trên cơ sở thành cong của Hội chợ Thương mại Việt - Lào năm 2002, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ để Bộ Thương mại tổ chức một hội chợ Việt Nam - Lào tại Viêng Chăn trong năm 2003 và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Lào tham gia một Hội chợ Quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
- Về nhận nợ của Lào: Đề nghị Bạn tiếp tục trả nợ co Ta bằng hàng hoá: Thạch cao, lâm sản… để tăng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước.
- Đề nghị trích từ nguồn vốn viện trợ cho Lào để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình đọ cho khoảng 10-15 cán bộ Thương mại của Ban tại Việt Nam.
- Thoả thuận Viêng Chăn ký ngày 13/8/2002 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới và khuyến khích phát triển hợp tác thương mại đầu tư và Thoả thuận một số vấn đề cụ thể trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau khi ký kết, Bộ Thương mại đã triển khai tích cự, thông báo cho các doanh nghiệp Việt Nam còn có các vấn đề tồn đọng về thương mại với doanh nghiệp Lào triển khai, cùng phía Lào giải quyết dứt điểm từng việc; chuẩn bị danh mục hàng hoá Việt Nam sẽ xuất sang Lào năm 2003, để đưa vào Hiệp định hai Chính phủ sẽ ký kết vào đầu năm 2003.
Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng đã nhận được thông báo số 1173/T M-N N của Bộ Thương mại Lào thông báo kể từ 1/11/2002 ngừng xuất khẩu gỗ xẻ ra nước ngoài. Với thông báo trên, việc triển khai thực hiện Thoả thuận Viêng Chăn 2002 sẽ gặp nhiều khó khăn, ngoài ra một số hợp đồng mua bán gỗ xẻ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Lào cũng sẽ bị ngừng, ảnh hưởng lớn đến kim ngạch buôn bán giữa hai nước; Bộ Thương mại sẽ trao đổi với Bộ Thương mại Lào để tìm biện pháp giải quyết các khó khăn trên.
Trên đây là một số ý kiến của Bộ Thương mại, kính gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập hợp, báo cáo Chính phủ.
| KT.BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.