BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4679/BGTVT-HTQT | Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2009 |
Kính gửi : Bộ Ngoại giao
Trả lời văn bản số 2109/BNG-THKT ngày 23/6/2009 của Quý Bộ về việc góp ý dự thảo “nghiên cứu khả thi hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng”, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) có ý kiến như sau:
1. Về cơ bản việc hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng (PBG) dưới góc độ giao thông vận tải không mâu thuẫn với các cam kết quốc tế mà Chính phủ đã ký và thông qua như: Hợp tác Tiểu vùng Mê kông Mở rộng, Hiệp định đường bộ Liên Á, Hiệp định Đường sắt Liên Á, Hiệp định Vận tải biển ASEAN-Trung Quốc, Khung hợp tác Hàng không Dân dụng ASEAN-Trung Quốc,…Phần đề cập đến giao thông vận tải cơ bản đã được thể hiện trong Kế hoạch Chiến lược Hợp tác Giao thông vận tải ASEAN-Trung Quốc mà Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo.
2. Tuy nhiên, cần đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điểm sau:
- Trong quan hệ đa phương giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc hiện nay có nhiều cơ chế hợp tác (Cực tăng trưởng, Một trục Hai cánh, Hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng, Hành lang Nam Ninh-Singapore, GMS, ASEAN-Trung Quốc). Phạm vi và mức độ hợp tác trong các cơ chế này hiện nay chưa được làm rõ, gây nhầm lẫn, chồng chéo và khó theo dõi. Vì vậy, trong báo cáo nghiên cứu này cần thiết phải bổ sung một phần về phạm vi địa lý không gian cụ thể của Vịnh Bắc Bộ mở rộng để đỡ trừu tượng, từ đó nội bộ Việt Nam có thể xác định rõ các địa phương có liên quan.
- Tại mục II, (I), 3 (favorable conditions), sửa “signed China-ASEAN Civil Aviation Cooperation Framework” thành “adopted ASEAN-China Civil Aviation Cooperation Framework”.
- Bỏ đề xuất thành lập các cơ chế hợp tác PBG như cảng biển, tham vấn hợp tác vận tải biển (nêu tại Phần IV) vì hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc đang duy trì cơ chế hợp tác trong lĩnh vực này. Nếu đề xuất thành lập mới cơ chế hợp tác PBG sẽ dẫn đến sự chồng chéo gây lãng phí nguồn lực và thời gian tham dự. Nên đề xuất đưa vào bàn thảo trong cơ chế hợp tác ASEAN-Trung Quốc.
- Trong toàn bộ báo cáo, đề nghị sửa từ “China-ASEAN” thành “ASEAN-China” để thống nhất với các văn kiện đã được ký/thông qua giữa ASEAN và Trung Quốc.
3. Ngoài ra, đề nghị Bộ Ngoại giao xem xét thêm về các dẫn chiếu mà Trung Quốc đưa ra về quan điểm của Việt Nam tại mục I, (I) và số liệu về dân số và quy mô kinh tế của khu vực tại mục II, (I), 2 để đảm bảo độ chính xác.
Trên đây là ý kiến của Bộ Giao thông vận tải để Bộ Ngoại giao tổng hợp.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.