BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4290 TCT/NV5 | Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2002 |
Kính gửi: Công ty PricewaterhouseCoopers Việt Nam
Trả lời văn thư đề ngày 25/9/2002 của Công ty PricewaterhouseCoopers về vấn đề thuế đối với doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000, Thông tư ố 13/2001/TT-BTC ngày 8/3/2001 của Bộ Tài chính, trường hợp doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, hợp nhất thì:
1. Về việc chuyển lỗ:
Các khoản lỗ trước khi sáp nhập của doanh nghiệp bị sáp nhập được tiếp tục chuyển sang các năm tiếp theo trong vòng 5 năm kể từ năm sau năm phát sinh lỗ theo quy định của Thông tư số 13/2001/TT-BTC nêu trên khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp mới.
2. Về việc chuyển giao tài sản:
Khi tiến hành sáp nhập, tài sản chuyển giao cho Công ty mới không phải là hoạt động chuyển nhượng tài sản. Do đó, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và không bị truy thu thuế nhập khẩu.
3. Về trợ cấp thôi việc:
Theo quy định tại Điều 66 của Bộ Luật Lao động, trong trường hợp sáp nhập, phân chia doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động. Trường hợp người lao động bị thôi việc thì người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật Lao động. Khoản chi trợ cấp thôi việc được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế thông báo để Công ty PricewaterhouseCoopers biết./.
| KT/ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.