TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4077/TCHQ-KTTT | Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2004 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh thành phố
Nhằm tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8 tháng 12 năm 2003, và đảm bảo tính thống nhất trong quá trình thực hiện, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT/BTC:
Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có giấy chứng nhận xuất xứ thông thường từ các nước ASEAN và nằm trong Danh mục hàng hoá của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN thuộc đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT/BTC, áp dụng cho các tờ khai nhập khẩu đăng ký kể từ 01 tháng 9 năm 2004 trở đi.
2. Giấy chứng nhận xuất xứ:
- Tại thời điểm khai báo người khai hải quan xin nợ C/O trong thời hạn quy định tại Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ thì chấp nhận xác định trị giá lính thuế theo Thông tư số 118/2003/TT/BTC. Quá thời hạn xin nợ C/O, người khai hải quan không nộp bổ sung C/O thì cơ quan hải quan xác định lại trị giá tính thuế theo các văn bản có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu không thuộc đối tượng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC.
- Đối với giấy chứng nhận xuất xứ do Cộng đồng châu Âu cấp cho hàng hoá có xuất xứ từ nước nằm trong đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT/BTC thì cũng được chấp nhận.
- Đối với những hàng hoá nhập khẩu không có C/O, kể cả khi kiểm hoá xác định được xuất xứ (kể cả hàng đã qua sử dụng) thì không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT/BTC.
3. Các khoản điều chỉnh:
Đối với các khoản được trừ nhưng tại thời điểm xác định trị giá tính thuế không có số liệu để tách ra thì vẫn phải xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và không được trừ các khoản đó. Trường hợp không đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch thì chuyển sang phương pháp tiếp theo.
Đối với tiền bản quyền, phí giấy phép không xác định được tại thời điểm nhập khẩu thì trong thời gian 3 ngày kể từ ngày phát sinh tiền bản quyền, phí giấy phép người khai hải quan phải khai báo bổ sung với cơ quan hải quan.
Đối với các khoản thuế, phí, lệ phí không được hoàn khi xuất khẩu, các chi phí vận chuyển nội địa nước xuất khẩu mà người mua phải trả thì phải cộng vào trị giá tính thuế.
4. Thời điểm xuất khẩu:
Đối với trường hợp nhập khẩu đường bộ mà không có vận đơn thì ngày xuất khẩu được xác định là ngày đăng ký tờ khai.
5. Đối với trường hợp chiết khấu, giảm giá bằng hàng hoá:
Việc xác định trị giá tính thuế trong trường hợp chiết khấu giảm giá đã được hướng dẫn tại Thông tư số 118/2003/TT/BTC. Hiện nay đã xuất hiện một số doanh nghiệp lợi dụng quy định này và quy đỉnh về hàng hoá bảo hành để gian lận giá (thực tế lô hàng không được hưởng chiết khấu, giảm giá, bảo hành, hoặc việc chiết khấu, giảm giá, bảo hành trái với thông lệ thương mại của mặt hàng, ngành hàng đó nhưng vẫn cố tình tách ra một phần hàng hoá khai báo là số hàng hoá được chiết khấu, giảm giá, bảo hành để trốn thuế). Do vậy, khi xét kiểm tra mức giá khai báo phải chia tổng trị giá lô hàng cho số lượng hàng hoá nhập khẩu thực tế và lấy đơn giá đó để đánh giá mức độ tin cậy trong việc khai báo giá trước khi quyết định chấp nhận trị giá khai báo hay phải tham vấn, kiểm tra sau thông quan.
Đối với các trường hợp nhập khẩu có chiết khấu, giảm giá, bảo hành trong thời gian qua, các Cục Hải quan rà soát để tiến hành tham vấn theo quy định, các trường hợp phức tạp không xác định được ở khâu trị giá thì chuyển bộ phận kiểm tra sau thông quan xem xét xử lý.
Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và thực hiện.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.