BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3736/TM-XTTM
| Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2002 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5109/VPCP-KTTH ngày 16/9/2002 về hướng dẫn chi hỗ trợ xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại xin có một số ý kiến góp ý sau (ý kiến đóng góp cụ thể chúng tôi đã bổ sung vào bản dự thảo và xin gửi kèm để quý Bộ tham khảo):-
1. Nhất trí cơ bản với dự Thảo Thông tư; việc hỗ trợ tập trung cho các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia là hợp lý.
2. Về thời gian áp dụng, Bộ Thương mại đề xuất chỉ ghi có hiệu lực từ ngày ký, khi nào Thông tư không còn phù hợp thì sẽ ban hành văn bản pháp quy khác để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Trường hợp cần ghi thời hạn thì nên theo gợi ý của Thủ tướng là cho đến hết năm 2005.
3. Các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia cần có quy mô đủ lớn và doanh nghiệp hưởng lợi không phân biệt thành phần kinh tế và địa phương, do đó Bộ Thương mại đề nghị các đầu mối đề xuất chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia chỉ bao gồm các Bộ, ngành. Trường hợp các địa phương muốn có chương trình xúc tiến thương mại của mình thì có thể chi từ Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của địa phương. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp địa phương không được hỗ trợ từ chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Ngược lại, họ vẫn có thể là đối tượng hưởng hỗ trợ nếu có tham gia vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.
4. Đề nghị tách đoạn cuối cùng của điểm 1 trong phần Những quy định chung của Bản dự thảo thành một điểm riêng với nội dung cụ thể như sau:
"Trên cơ sở định hướng xuất khẩu của Nhà nước từng thời kỳ, Bộ Thương mại chủ trì tổng hợp từ các Bộ, ngành, đánh giá và đề xuất các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia trong đó nêu rõ nội dung chương trình, thời gian thực hiện cơ quan chủ trì chương trình và dự toán kinh phí, trình Chính phủ phê duyệt".
5. Bộ Thương mại đề nghị đối tượng tiếp nhận hỗ trợ (cơ quan chủ trì chương trình) chỉ nên bao gồm các tổ chức xúc tiến thương mại và hiệp hội ngành hàng, không nên là doanh nghiệp. Doanh nghiệp là đối tượng hưởng hỗ trợ nên nếu đồng thời là cơ quan chủ trì chương trình thì dễ dẫn đến không khách quan đối với các doanh nghiệp khác. Trường hợp các tổng công ty ngành hàng lớn xây dựng được chương trình đáp ứng đủ tiêu chí quy định của chương trình XTTM trọng điểm quốc gia thì đăng ký qua Bộ chủ quản hoặc hiệp hội ngành hàng. Ngoài ra, cần nêu rõ là "tổ chức xúc tiến thương mại" chứ không phải là "tổ chức khác" như trong dự thảo có thể gây tranh chấp.
6. Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia không nhất thiết lúc nào doanh nghiệp cũng phải đóng góp. Ví dụ, việc xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại hay quảng bá thương hiệu sản phẩm đặc trưng quốc gia thì Nhà nước chi 100%. Về thương hiệu, cần thấy rõ sự khác nhau giữa thương hiệu sản phẩm đặc trưng quốc gia và thương hiệu sản phẩm của một doanh nghiệp.
7. Các nội dung hỗ trợ nên được mở rộng hơn để bao trùm hết các lĩnh vực xúc tiến thương mại. Bộ Thương mại xin đề xuất 10 nhóm hoạt động trong tài liệu kèm theo.
8. Trường hợp cơ quan chủ trì chương trình là tổ chức hành chính sự nghiệp, cần nêu rõ các tổ chức này được thu phần đóng góp đối ứng của doanh nghiệp (đề xuất này chưa được tổng hợp trong dự thảo đính kèm, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu và quy định rõ).
Trên đây là một số ý kiến của Bộ Thương mại để quý Bộ nghiên cứu và tổng hợp.
| KT.BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.