BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3651 TM/CA.TBD | Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2002 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và đầu tư ( Vụ C - K)
Phúc đáp công văn số 5646 BKH/CK ngày 04 tháng 09 năm 2002 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về nội dung nêu trên, Bộ Thương mại báo cáo tình hình quan hệ thương mại với Campuchia năm 2001 và đầu năm 2002 như sau:
Thời gian qua quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước thu được những thành tựu đáng phấn khởi trên một số lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước đã phát triển theo chiều hướng tích cực.
1- Hành lang pháp lý:
Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương nghiệp Campuchia đã ký các văn bản quan trọng sau:
- Hiệp định Thương mại năm 1998.
- Hiệp định vận chuyển hàng hoá qua cảnh ký năm 2000
- Hiệp định về mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa hai nước ký năm 2001.
- Biên bản cuộc họp lần thứ hai về chống buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới tháng 8/2002.
Các văn kiện trên đã có tác dụng tích cực trong việc phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước.
2- Kim ngạch XNK chính ngạch:
Trong khối ASEAN, Việt Nam là bạn hàng đứng thứ 3 của Cămpuchia sau Thái Lan và Singapore, đứng thứ 6 trong các nước buôn bán với Cămpuchia. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chiếm xấp xỉ 15% tổng kim ngạch buôn bán chính của Cămpuchia. Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam - Cămpuchia trong thời gian qua cụ thể như sau:
KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CĂMPUCHIA
Đơn vị: Triệu USD
Năm | VN XK sang CPC | VN NK từ CPC | Tổng kim ngạch |
1990 | 16 | 12 | 28 |
1995 | 57 | 28 | 85 |
1996 | 99 | 18 | 117 |
1997 | 106 | 25 | 131 |
1998 | 75 | 42 | 117 |
1999 | 91 | 13 | 104 |
2000 | 133 | 37 | 170 |
2001 | 146 | 38 | 184 |
7 tháng /2002 Dự kiến 2002* | 93 160* | 36 60* | 129 220* |
( Nguồn số liệu do Hải quan cung cấp)
7 tháng/2002, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Cămpuchia đạt 129 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ, trong đó xuất nhập khẩu đạt 93 triệu USD tăng 13% và nhập khẩu đạt 36 triệu USD tăng 89%.
Cụ thể hàng hoá Việt Nam xuất sang Cămpuchia gồm: hàng dệt may 5,7 triệu USD tăng 104%, mỳ ăn liền 3 triệu USD tăng 25%, sản phẩm công nghiệp nhựa 2,6 triệu USD tăng 4%, Hải sản 2,5 triệu USD giảm 2,9%, hoa quả 2,3 triệu USD 6,4%, gạo 1,6 triệu USD 166%, lạc nhân 1,1 triệu USD tăng 450% và so với cùng kỳ. Đặc biệt xuất hiện sản phẩm mới xuất khẩu sang Campuchia đó là sản phẩm sữa.
Hàng Việt Nam nhập từ Campuchia chủ yếu là hàng nông sản, cao su, sản phẩm lâm nghiệp, nguyên phụ liệu dệt may da, thuốc lá và một số máy móc thiết bị phụ tùng và NPL dệt may da.
3- Kết quả thực hiện thoả thuận kỳ họp lần thứ 4 của Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam - Campuchia ngày5/02/2001.
Căn cứ vào nội dung của thoả thuận cuộc họp Uỷ ban Liên Chính phủ và văn bản triển khai nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ cho các Bộ, ngành, Bộ Thương mại đã tổ chức triển khai nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ cho các Bộ, ngành. Bộ Thương mại đã tổ chức triển khai ngay những nhiệm vụ được Thủ tướng giao và đã thu được những kết quả, cụ thể:
3.1- Hai bên đã tiến hành đàm phán, thống nhất nội dung Hiệp định về mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa hai nước ký ngày 26/1/2001 tại Phnôm Pênh, và coi đây là cơ sở để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại và sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước.
3.2- Từ ngày 12- 17/08/2002 Hai bên đã tiến hành cuộc họp lần thứ hai về công tác phòng và chống buôn lậu và vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới.
3.3- Hai bên đã cùng nhau phối hợp tổ chức 02 cuộc triển lãm giới thiệu hàng hoá Việt Nam tại Phnôm Pênh ( lần thứ nhất tháng 11/2001 và lần thứ hai tháng 4/2002). Qua hai cuộc triển lãm trên nhiều doanh nghiệp của Việt Nam và Campuchia đã ký được hợp đồng thương mại và thiết lập mối quan hệ bạn hàng trao đổi hàng hoá, dự kiến hội chợ triển lãm lần thứ ba sẽ tổ chức tiếp vào tháng 11/2002 tại Phnôm Pênh.
3.4- Hai bên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác với nhau trong khuôn khổ ASEAN và AFTA cũng như việc tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong quá trình đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
3.5- Bộ Thương mại hai nước đã phối hợp với nhau để cùng đi khảo sát, kiểm tra tình hình mua bán, trao đổi hàng hoá tại các khu vực cửa khẩu biên giới và các chợ biên giới cùng nhau xây dựng và tổ chức các hoạt động mua bán tại khu vực này.
Bộ thương mại đánh giá rằng: trong thời gian qua, Bộ đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước nhờ vậy mà kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước, các hoạt động buôn bán tại khu vực biên giới rất sôi động, tuy nhiên kim ngạch xuất nhập khẩu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước.
Vì thế trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường hợp tác trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm cải tạo điều kiện dễ dàng về thủ tục phí và lệ phí để khuyến khích các Doanh nghiệp tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, tham gia hội thảo, hội chợ triển lãm và thành lập trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm của nước mình tại mỗi nước.
4- Dự kiến những nội dung hợp tác với Campuchia trong thời gian tới.
1- Tiếp tục phối hợp với Bộ Thương nghiệp Campuchia tổ chức các cuộc hội chợ thương mại quốc tế tại Campuchia để giới thiệu hàng hoá của Việt Nam.
2- Phối hợp với Campuchia tổ chức đoàn khảo sát biên giới, chợ cửa khẩu giữa hai nước, trên cơ sở đó hai bên cùng nhau xây dựng quy chế quản lý các hoạt động mua bán qua biên giới.
3- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành đề án phát triển thương mại tại khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
4- Đề nghị Chính phủ giúp đỡ trợ cấp một phần kinh phí để công ty XNK VIKAMEX đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hàng nông sản tại khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
5- Hai bên cùng nhau rà soát lại Hiệp định Thương mại giữa hai nước đã ký năm 1998, trên cơ sở đó đưa ra nội dung phù hợp theo tinh thần của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.
6- Tăng cường phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước và thường xuyên phối hợp với nhau trong việc chống buôn lậu và vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới. Củng cố phát triển hoạt động buôn bán biên mậu tại khu vực biên giới, phát triển buôn bán tiểu ngạch giữa hai bên.
Bộ thương mại thông báo một số tình hình về quan hệ thương mại giữa hai nước thời gian qua, để Bộ kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đưa vào nội dung kỳ họp thứ năm Uỷ ban Liên Chính phủ giữa hai nước.
| K/T. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.