BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 3532/LĐTBXH-LĐVL | Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2003
|
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh;
Trả lời công văn số 2782/LĐ-TBXH ngày 15 tháng 9 năm 2003 của quý Sở hỏi về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về chính sách mua cổ phần ưu đãi:
a. Trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải tại đơn vị cũ, sau đó đi làm tại Công ty Nhà nước hiện nay đang chuẩn bị xây dựng phương án cổ phần hoá:
Nếu người lao động bị kỷ luật sa thải trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 thì thời gian trước đây ở đơn vị cũ (đơn vị xử lý kỷ luật sa thải) không được cộng dồn để tính mua cổ phần ưu đãi.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, nếu người lao động bị kỷ luật sa thải thì thời gian trước đây ở đơn vị cũ (đơn vị xử lý luật sa thải) được cộng dồn để tính mua cổ phần ưu đãi theo quy định tại Điểm 4 Mục I của Thông tư số 15/2002/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2002 hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002.
b. Trong quá trình doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, người lao động bị bắt tạm giam, chưa biết sẽ được tha hay bị Toà án kết án, được coi là người đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nên vẫn được phép mua cổ phần ưu đãi theo quy định tại Điểm 4 Mục I của Thông tư số 15/2002/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2002 hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002. Tuy nhiên, thời gian thực tế đã làm việc cho doanh nghiệp Nhà nước để mua cổ phần ưu đãi chỉ được tính đến ngày bị bắt tạm giam.
c. Theo quy định tại Điểm 4 Mục I của Thông tư số 15/2002/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2002 hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, “thời gian được tính để mua cổ phần theo giá ưu đãi là tổng thời gian đã làm việc thực tế trong doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc khu vực Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước)”. Cán bộ xã, phường, thị trấn được hưởng chế độ sinh hoạt phí theo Nghị định số 50-CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 và Nghị định số 9/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ. Do đó thời gian làm việc tại phường, xã không được tính là thời gian làm việc cho khu vực Nhà nước để mua cổ phần ưu đãi. Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu xem xét kiến nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này.
2. Về chế độ trợ cấp đối với viên chức quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng);
Các đối tượng quý Sở hỏi thuộc Bộ Nội vụ quản lý, do vậy, quý Sở có thể đề nghị Ban Tổ chức chính quyền thành phố hoặc Bộ Nội vụ xem xét giải quyết.
3. Về chế độ đối với lao động dôi dư:
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thì trường hợp quý Sở nếu không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định nêu trên.
4. Về trợ cấp thôi việc cho thời gian phục vụ trong quân đội, lực lượng công an:
Theo quy định tại Điều 4 của Bộ Luật Lao động thì người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân không thuộc đối tượng áp dụng củ Bộ Luật Lao động. Do vậy, thời gian phục vụ trong quân đội, lực lượng công an không có trợ cấp thôi việc mà thực hiện theo quy định tại Quyết định số 595/TTg ngày 15 tháng 12 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân khi xuất ngũ và Thông tư liên bộ số 448/TT-LB ngày 28 tháng 3 năm 1994 của Liên Bộ Quốc Phòng - LĐTBXH - Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ đối với quân nhân xuất ngũ.
5. Về giao kết hợp đồng lao động:
a. Theo quy định tại Điều 31 của Bộ Luật lao động thì trường hợp doanh nghiệp bán toàn bộ tài sản và chuyển toàn bộ lao động cho người khác thì người sử dụng lao động lao động kế tiếp có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Việc giao kết lại hoặc thay đổi loại hợp đồng lao động do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận.
b. Người sử dụng lao động có thể căn cứ vào tính chất, thời gian hoàn thành công việc để giao kết loại hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật Lao động. Nếu hợp đồng lao động giao kết có thời hạn từ 3 tháng trở lên, người sử dụng lao động phải trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.