BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/BNN-BVTV-BCĐ-TB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2008 |
.
Kính gửi: | - Bộ Nông nghiệp và PTNT |
1- Tình hình sản xuất
Theo báo cáo của Chi Cục Bảo vệ thực vật các tỉnh phía Nam, đến ngày 13/03/2008 lúa Đông Xuân 2007-2008 đã xuống giống khoảng: 1583578 ha, ở các giai đoạn: Đòng trổ 152.349 ha; Chín 680.078 ha; Đã thu hoạch 751.151 ha.
Lúa Hè Thu sớm 2008 (Xuân Hè) đã xuống giống 107.764 ha, ở các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An,….
2- Tình hình rầy nâu - bệnh VL&LXL
2.1 Rầy nâu:
Trên lúa Đông Xuân: Diện tích nhiễm rầy nâu là 72.052 ha (tăng 5.827 ha so với tuần trước), trong đó có 14.080 ha nhiễm nặng tập trung phổ biến ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An và Bạc Liêu, phát sinh trên lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ. Mật số rầy phổ biến 1.000-3.000 con/m2, nơi cao 4.000- 10.000 con/m2, cá biệt ở tỉnh Long An có nơi >10.000-20.000con/m2. Rầy đa số tuổi 2-4, rải rác tuổi 5 và rầy trưởng thành. Trong tuần hầu hết diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu mật số cao đều đã được nông dân phun thuốc, diện tích phun trừ rầy nâu trên lúa Đông Xuân trong tuần là 44.569 ha.
Trên lúa Hè Thu sớm: rầy nâu xuất hiện trên trà lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, trong tuần có 11.355 ha nhiễm rầy nâu (tăng 3.313 ha so với tuần trước). Rầy nâu phổ biến rầy cám tuổi 2-4, mật số phổ biến 1.000-1.500 con/m2, rải rác một số nơi mật số cao 5.000-7.000 con/m2. Diện tích nhiễm rầy nâu xuất hiện phổ biến ở huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, phần lớn diện tích nhiễm đã được phun trừ rầy nâu. Trong tuần đã phun 8.321 ha, chiếm 73% diện tích nhiễm.
Tình hình rầy nâu vào đèn: đầu tuần rầy nâu vào đèn mật số thấp, đến ngày 10/03/2008 mật số rầy vào đèn bắt đầu tăng nhẹ ở một số tỉnh như Đồng Tháp (9.700 con/bẫy/đêm), Long An (8.320 con/bẫy) và An Giang (12.600 con/bẫy). Mật số rầy vào đèn có chiều hướng tăng dần, ngày 12/03/2008 ở tỉnh Đồng Tháp (47.500 con/bẫy/đêm); An Giang (16.700 con/bẫy) và Long An (4.360 con/bẫy), tuy nhiên các tỉnh còn lại mật số rầy nâu vào đèn vẫn còn rất thấp.
2.2 Bệnh vàng lùn & lùn xoắn lá:
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa Đông Xuân không đáng kể. Trên lúa Hè Thu sớm chưa thấy xuất hiện bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
3. Công tác phòng, chống dịch tại địa phương
Ban chỉ đạo các cấp ở địa phương tổ chức thường xuyên, liên tục nhiều đợt ra quân, cấp thuốc phun trừ rầy tập trung tại các nơi có mật số rầy cao, đồng thời vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng và tự phun thuốc tại các vùng có mật độ cao.
4. Công tác trọng tâm trong thời gian tới
- Dự báo trong tuần tới rầy nâu ngoài đồng phổ biến tuổi 3-5 và trưởng thành, diện tích nhiễm và mật số rầy nâu có thể tăng trên lúa Đông Xuân muộn giai đoạn đòng trỗ và lúa Hè Thu sớm giai đoạn đẻ nhánh.
- BCĐ các tỉnh khuyến cáo nông dân nên thăm đồng thường xuyên, đặc biệt là trên các trà lúa đẻ nhánh đến đòng cần quan sát kỹ dưới gốc lúa phát hiện kịp thời rầy nâu; chỉ phun thuốc trừ rầy khi mật độ rầy cám tuổi 3-4 cao quá 3 con/ tép(dãnh) lúa; không nên xử lý thuốc tùy tiện, nhất là phun ngừa, dễ gây bộc phát rầy.
- Khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Công điện số 16 ngày 04/03/2008 của Bộ trưởng về việc gieo sạ lúa Hè Thu sớm. Tiếp tục theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn tại địa phương để đảm bảo xuống giống né rầy thành công; tránh gieo sạ rãi rác nhiều trà lúa trong một khu vực để phòng ngừa tốt sự lây lan của dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong vụ Hè Thu sắp tới.
- Duy trì chế độ báo cáo trước 17 giờ hàng ngày về Trung Tâm BVTV Phía Nam để tổng hợp và BC bộ kịp thời.
| KT. TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.