UBND TỈNH NGHỆ AN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/CV-SNV | Vinh, ngày 17 tháng 01 năm 2005 |
Kính gửi: UBND các huyện, thành, thị
Ngày 11 tháng 01 năm 2005 UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/2005/QĐ – UB – SNV về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò. Để triển khai thực hiện quyết định của UBND tỉnh một cách nghiêm túc, Sở Nội vụ hướng dẫn UBND các huyện, thành, thị một số nội dung cơ bản như sau:
I. VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
1. Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy, cán bộ công chức, viên chức, cơ quan hành chính sự nghiệp. Cán bộ chuyên trách, công chức cơ sở và cán bộ không chuyên trách cấp xã. Xây dựng chính quyền, bầu cử đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp, địa giới hành chính, đào tạo bồi dưỡng và chính sách cán bộ, tuyển sinh, giải quyết việc làm, chế độ người lao động, thương binh, xã hội người có công, phòng chống tệ nạn xã hội.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh.
Riêng thành phố Vinh được tách thành 2 phòng: Phòng Tài chính và phòng Kế hoạch - Đầu tư. Chức năng nhiệm vụ từng phòng như sau:
Phòng Tài chính tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hịên chức năng quản lý Nhà nước về tài chính..
Phòng Kế hoạch - đầu tư tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hịên chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh.
3. Phòng giáo dục
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, về giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệpdạy nghề cấp huyện.
4. Phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về văn hoá thông tin, thể dục, thể thao, phat thanh, truyền hình.
5. Phòng Y tế (thành lập mới)
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: Y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, dược phẩm, mỹ phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.
6. Phòng Tài nguyên và môi trường:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
7. Phòng Tư pháp (tách từ Văn phòng HĐND – UBND)
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
8. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (riêng Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò được gọi là phòng Kinh tế).
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, định canh định cư và kinh tế mới.
Lưu ý: Đối với chức năng quản lý Nhà nước về định canh, định cư và kinh tế mới trước mắt vẫn giữ nguyên như cũ và sẽ thực hiện sau khi có văn bản hướng dẫn của Chính phủ cũng như các ngành liên quan.
9. Phòng công nghiệp - Dịch vụ (gồm các lĩnh vực công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại và Du lịch).
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch, hợp tác xã và khoa học công nghệ.
Riêng thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò được gọi là phòng Công nghiệp, Thương mại và du lịch.
10. Phòng hạ tầng Kinh tế - Kỹ thuật.
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, giao thông, bưu chính viễn thông.
Riêng thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò được gọi là phòng Quản lý đô thị.
11. Thanh tra huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò.
Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có trách nhiệm giúp UBND huyện, thành phố, thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chính trong phạm vi quản lý Nhà nước của UBND huyện, thành phố, thị xã.
12. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em.
13. Văn phòng HĐND và UBND.
Là cơ quan tham mưu tổng hợp giúp HĐND và UBND cấp huyện như sau:
a) Tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực hội đồng nhân dân, các ban của hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân và tham mưu một số công việc do Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện giao;
b) Tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch UBND trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính Nhà nước; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn cùng cấp, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấ xã để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác ngoại vụ, thi đua khen thưởng.
c) Đối với huyện không có phòng Tôn giáo và phòng Dân tộc thì văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện còn đảm nhiệm chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về các lĩnh vực này.
14. Phòng thủy sản (cho 3 huyện: Quỳnh lưu, Diễn châu, Nghi lộc).
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
15. Phòng Tôn giáo (cho 6 huyện: Quỳnh lưu, Diễn châu, Nghi lộc, Yên thành, Hưng nguyên và thành phố Vinh).
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn huyện và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện, đảm bảo sự thống nhất quản lý trong lĩnh vực tôn giáo từ tỉnh đến huyện.
16. Phòng Dân Tộc (Thực hiện cho 8 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong).
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý Nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn huyện và thực hiện, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện, bảo đảm sự thống nhất quản lý công tác dân tộc ở địa phương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của ban Dân tộc tỉnh.
II. VỀ SỐ LƯỢNG BIÊN CHẾ, CƠ CẤU LÃNH ĐẠO CỦA TỪNG PHÒNG VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ.
1. Về số lượng, cơ cấu lãnh đạo của từng phòng:
Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm, UBND các huyện, thành, thị quy định cụ thể về số lượng công chức và số lượng lãnh đạo cho từng phòng (lãnh đạo phòng theo cơ cấu: 1 Trưởng phòng và có 1-2 Phó trưởng phòng).
Riêng phòng Y tế do thành lập mới nên trong quyết định giao biên chế năm 2005 cho các huyện, thành, thị có thêm 02 biên chế.
2. Về công tác cán bộ ngoài việc ổn định cán bộ như cũ, UBND các huyện, thành, thị cần tổ chức rà soát đánh giá lại để bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực sở trường với nhiệm vụ được giao để cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Riêng đối với các phòng mới thành lập cần quan tâm trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Để triển khai tốt, các huyện, thành, thị cần phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể. của từng địa phương và các nội dung theo hướng dẫn, tiến hành xây dựng văn bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu cán bộ lãnh đạo cụ thể cho từng phòng. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc đề nghị báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét giải quyết.
| GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.