BỘ LAO ĐỘNG, | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3141/BLĐTBXH-LĐVL | Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2005 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định
Trả lời công văn số 72/TTr-UBND ngày 19/8/2005 và công văn số 2228/UBND-TM ngày 06/9/2005 của quý Ủy ban về việc ghi ở trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 181 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002; Thông tư số 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 09/6/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương thì việc ủy quyền theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách, chế độ lao động đối với người lao động làm việc trong Khu kinh tế Nhơn Hội thuộc thẩm quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định.
2/ Việc đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể:
Theo quy định tại Nghị định số 41/CP ngày 6 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2003; Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về Thỏa ước lao động tập thể đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ thì việc xây dựng nội quy lao động, ký kết thỏa ước lao động tập thể được đăng ký tại Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội theo uỷ quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định.
3. Việc tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp Giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002; Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ và các văn bản pháp lý có liên quan thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không còn nhiệm vụ cấp giấy phép sử dụng cho các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Vì vậy, không thể thực hiện sự ủy quyền này.
Các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động nói trên trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện đăng ký và kiểm định theo quy định tại Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4. Việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài:
Theo quy định tại Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002; Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ thì việc cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Vì vậy, việc ủy quyền cấp giấp phép lao động cho người lao động nước ngoài thuộc thẩm quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định.
5. Việc được tuyển lao động nước ngoài vượt quá tỷ lệ 3% so với số lao động hiện có của doanh nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tuyển chọn và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ thì doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tuyển lao động nước ngoài với tỷ lệ không quá 3% so với lao động hiện có của doanh nghiệp, ít nhất cũng được tuyển 01 (một) người. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù sử dụng ít lao động hoặc ở giai đoạn mới đầu tư, sản xuất chưa ổn định mà có nhu cầu tuyển lao động nước ngoài vượt quá tỷ lệ 3% thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và chấp thuận bằng văn bản trên cơ sở yêu cầu thực tế của từng doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hội có nhu cầu tuyển lao động nước ngoài vượt quá tỷ lệ 3% phải trình Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Bình Định để chấp thuận bằng văn bản.
Trên đây là ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để quý Ủy ban biết và thực hiện.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.