ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3060/TNMT-ĐKKTĐ | TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 05 năm 2009 |
Kính gửi: | - Sở Tư pháp |
Tiếp theo hướng dẫn Tại Công văn số 2116/TNMT-ĐKKTĐ ngày 31 tháng 3 năm 2009, trên cơ sở các ý kiến của các Quận, Huyện và ý kiến đóng góp của Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các nội dung dưới đây:
1. Thủ tục điều chỉnh quy hoạch đối với trường hợp nêu tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 của Quyết định 19/QĐ-UBND được thực hiện theo Quyết định số 84/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố, Quyết định số 93/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố và theo hướng dẫn của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
2. Việc căn cứ theo quy hoạch để xác định mục đích sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch điểm dân cư. Trong trường hợp có cả quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng thì theo quy hoạch xây dựng. Nếu có cả quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch sử dụng đất thì theo quy hoạch chi tiết xây dựng.
3. Trường hợp tách thửa có hình thành đường giao thông:
a. Người có đất muốn tách thửa cần:
- Thực hiện lập bản vẽ tổng mặt bằng để được Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt;
- Bản đề nghị đồng ý giao phần đất để làm hạ tầng kỹ thuật để sử dụng chung;
- Liên hệ đơn vị đo vẽ lập bản đồ hiện trạng vị trí để cắm mốc ngoài thực địa sau khi được Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt tổng mặt bằng.
- Thực hiện làm hạ tầng kỹ thuật: gồm đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước, điện. Đảm bảo hạ tầng kết nối được với hạ tầng hiện hữu. Phù hợp (đồng bộ) với cấp độ của hạ tầng kỹ thuật cùng khu vực.
b. Trách nhiệm quận, huyện:
- Duyệt bản vẽ tổng mặt bằng.
- Thu hồi phần đất làm hạ tầng kỹ thuật đưa vào sử dụng chung.
- Xác định cấp độ hạ tầng trong khu vực (đường nhựa, đường cấp phối, đường đất đỏ hoặc cấp độ hạ tầng kỹ thuật điện, thoát nước …) để người sử dụng đất thực hiện.
- Kiểm tra hạ tầng, đảm bảo đầu tư theo đúng theo thiết kế, nghiệm thu theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
- Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi tách thửa, chỉ cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện các việc trên.
4. Đối với trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch sẽ chuyển sang đất phi nông nghiệp (đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư hiện hữu) và không thuộc khu vực phải thu hồi để đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố (nêu tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Quyết định 19/2009/QĐ-UBND) người sử dụng đất có quyền lựa chọn tách thửa để tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp hay tách thửa để chuyển sang đất ở:
- Nếu tách thửa để tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp thì phải theo hạn mức đất nông nghiệp đã quy định.
- Nếu tách theo hạn mức đất ở thì phải thực hiện chuyển mục đích sang đất ở trước. Nếu tách thửa có hình thành đường giao thông thì theo hướng dẫn tại mục 3 trên và khi chuyển mục đích không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần đất làm hạ tầng chung; Khi chuyển mục đích nếu người sử dụng đất chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ và Điều 5 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.
Trên cơ sở nội dung Quyết định 19/2009/QĐ-UBND và nội dung hướng dẫn này Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng quy trình giải quyết nội bộ để thực hiện kế hoạch phân công kiểm tra hạ tầng và công khai cho người dân. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, quận huyện đề xuất gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.