BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2920 TM/AM | Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2002 |
Kính gửi: | Văn phòng Chính phủ |
Để chuẩn bị nội dung khóa họp lần thứ 20 UBLCP Việt Nam - Cuba, Bộ Thương mại xin tóm tắt tình hình thực hiện nội dung biên bản khoá họp lần thứ 19 giữa hai nước.
I. TÌNH HÌNH GIAO GẠO CHO CUBA
1. Tình hình thực hiện năm 2001:
Hai bên thỏa thuận, phía Việt Nam cung cấp cho phía Cuba 299.587 tấn gạo trị giá 46.034.359 USD theo Thỏa thuận Chính phủ và hợp đồng tự doanh, thỏa thuận thanh toán chậm với các thời hạn 360 ngày, 270 ngày và 150 ngày.
a. Thỏa thuận Chính phủ:
| Lượng (tấn) | Trị giá (USD) |
| 50.000 | 8.150.000 |
| 25.000 | 4.157.500 |
| 125.000 | 16.395.000 |
Tổng số: | 200.000 | 28.702.500 |
Đã thanh toán |
| 12.307.500 |
Còn nợ |
| 16.395.000USD |
b. Hợp đồng giữa các doanh nghiệp:
| Lượng (tấn) | Trị giá (USD) |
| 75.000 | 13.815.000 |
| 20.988 | 2.875.369 |
| 3.599 | 641.489 |
Tổng số: | 99.587 | 17.331.858 |
Còn nợ |
| 15.702.414USD |
Tổng cộng tính đến tháng 12/2001, Việt Nam đã giao 299.587 tấn trị giá 46.034.359 USD. Đến tháng 6/2002 Bạn còn nợ chưa thanh toán là 16.395.000 USD (theo Thỏa thuận Chính phủ) và 15.702.414 USD (theo HĐ tự doanh), số tiền này theo thoả thuận Bạn sẽ thanh toán vào 6 tháng cuối năm 2002.
2. Tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm 2002:
Theo hợp đồng đã ký, Việt Nam giao sang Cuba 250.000 tấn gạo gồm 125.000 tấn (theo Thỏa thuận Chính phủ trả chậm 360 ngày) và 125.000 tấn (theo HĐ tự doanh).
Tính đến tháng 6/2002 Việt Nam đã giao:
| Lượng | Trị giá (USD) |
| 76.897 | 12.162.029 |
| 20.960 | 3.500.453 |
Tổng cộng | 97.857 | 15.662.482 |
Đã thanh toán |
| 3.500.453 |
Còn nợ |
| 12.162.029 |
Số tiền nợ 12.162.029 đến hạn trả vào đầu năm 2003.
II. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU:
1) Xuất khẩu:
Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu sang Cuba đạt 44,5 triệu USD tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. 6 tháng đầu năm 2002, xuất khẩu đạt khoảng 20 triệu USD. Trong lĩnh vực thương mại hàng năm bên cạnh việc xuất khẩu gạo (khoảng 200.000 tấn - 250.000 tấn/năm ta còn xuất khẩu than đá trung bình 2 vạn tấn/năm. Bên cạnh đó hai Bên đang thúc đẩy việc hợp tác sản xuất bàn ghế song, mây tre (ta có thể giao bán thành phẩm để tiếp tục gia công lắp ráp tại Cuba). Ngoài ra còn có một số mặt hàng khác như cà phê, giày dép thể thao, hàng may mặc, mỹ phẩm, gia công sản xuất thuốc tiêm...
2. Nhập khẩu:
Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu khoảng 703.803 USD, 6 tháng đầu năm 2002 đạt 785.000 USD. Ta nhập chủ yếu là dược phẩm và các nguyên liệu sản xuất, gia công cho ngành dược.
Theo báo cáo của Thương vụ ta tại Cuba, việc thực hiện các nội dung đề ra trong Biên bản khoá họp UBLCP lần thứ 19 được tiến hành khá tốt, đúng tiến độ. Một số hạng mục đã thực hiện như sau:
- Hai bên cử chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như y tế, du lịch, thủy sản, công nghiệp nhẹ, thông tin, nông nghiệp sang thăm dò, trao đổi thông tin, thảo luận các biện pháp và hình thức hợp tác liên doanh, sản xuất theo từng lĩnh vực.
- Phía Cuba đã hoàn tất việc lắp đặt nhà máy đường công suất 1250 tấn mía/ngày tại Nghệ An.
- Bạn tiếp tục cấp học bổng cho 110 học sinh Việt Nam đang lưu học tại Cuba và cấp mới 30 học bổng cho năm 2001 - 2002.
- Hợp tác giữa Tập đoàn điện tử Cuba và công ty Hanel về lắp ráp điện tử. Việt Nam đã trao tặng Bạn dây chuyền lắp ráp Tivi màu.
- Cùng nhà máy giày Hiệp Hưng trao đổi kỹ thuật nhằm cải tạo nhà máy giày Nguyễn Văn Trỗi, đặc biệt ký hợp đồng cung cấp cho Bạn nguyên liệu để sản xuất giày thể thao, giày phụ nữ... trị giá 4.075.000 USD (Giám đốc da giày Cuba đã làm việc với Bộ Công nghiệp).
Một số hạng mục khác nêu trong biên bản còn trong giai đoạn đưa ra thảo luận, nghiên cứu nên chưa thực thi được.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG:
1- Sớm thành lập Tiểu ban thương mại làm đầu mối thúc đẩy quan hệ thương mại đôi Bên đồng thời đẩy nhanh tiến trình thực hiện nội dung trong Biên bản của các cuộc họp UBLCP.
2- Sớm triển khai thành lập phòng trưng bày các sản phẩm Việt Nam (tiến tới thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại) tại Cuba góp phần tăng kim ngạch buôn bán cũng như làm cầu nối cho việc giới thiệu hàng hoá Việt Nam với các nước khác trong khu vực.
3- Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam liên doanh sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm như giày dép,bàn ghế song mây tre, mì ăn liền... để hàng Việt Nam thuận lợi hơn cho quảng bá, xâm nhập vào thị trường Cuba.
4- Nghiên cứu hình thức bán uỷ thác đối với một số mặt hàng như gạo, giày dép, quần áo (đưa hàng vào kho ngoại quan rồi bán cho khách hàng trong khu vực) đồng thời hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp bằng việc cấp tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi.
5- Khuyến khích doanh nghiệp hai Bên tích cực tham gia hội chợ, triển lãm được tổ chức ở mỗi nước, tăng diện tích trưng bày hàng miễn phí bằng biện pháp hỗ tương.
Bộ Thương mại kiến nghị những nội dung trên được đưa và Biên bản hợp tác tại Khoá họp lần thứ 20 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Cuba.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.