BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2891/TM-ĐB | Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2002 |
Kính gửi: Văn phòng Quốc hội (Vụ Kinh tế Ngân sách)
Phúc công văn số 1054/VPCN của Văn phòng Quốc hội về việc chuẩn bị tài liệu thảo luận tại Uỷ ban về các vấn đề kinh tế, Bộ Thương mại báo cáo các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Lộ trình khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) của Việt Nam như sau:
1. Cam kết và tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam
Theo quy định của Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hoá xuống 0 - 5% trong vòng 10 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/1996 và hoàn thành vào ngày 1/1/2006 và đạt 100% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm 2015, nhưng một số dòng thuế sẽ có linh hoạt đến năm 2018.
Đến năm 2002, Việt Nam đã chuyển 5.550 dòng thuế vào Danh mục cắt giảm thuế ngay (IL) trên tổng số khoảng 6.400 dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu. Thuế suất bình quân CEPT/AFTA của các dòng thuế đang nằm trong Danh mục IL đã cắt giảm xuống 7,3% so với mức thuế suất bình quân MFN là 13,5%.
Còn khoảng 760 dòng thuế đang nằm trong Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL) và sẽ được chuyển vào Danh mục IL vào năm 2003. Danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL) của chức năng bao gồm 51 dòng thuế. Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE) bao gồm 139 dòng thuế.
2. Đề xuất đẩy nhanh thực hiện AFTA đối với 4 nước mới gia nhập ASEAN:
Nhằm thực hiện hóa Viễn cảnh ASEAN 2020 (ASEAN Vision 2020) về tự do lưu thông hàng hoá trong nội khối ASEAN và biến ASEAN thành khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN không chính thức tại Malaysia ngày 6/7/2002 tại Malaysia và Hội nghị Uỷ ban điều phối thực hiện CEPT/AFTA lần thứ 25 (CCCA-25) từ ngày 5 - 6/6/2002 tại Inđônêxia đã bàn về đề xuất Lộ trình đẩy nhanh thực hiện AFTA đối với 4 nước thành viên ASEAN mới là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV).
Theo Lộ trình này các nước thành viên ASEAN cũ (ASEAN - 6) thúc đẩy các nước CLMV đẩy mạnh tiến độ cắt giảm thuế quan để hoàn thành AFTA sớm hơn 1 năm so với cam kết trước đây (đối với Việt Nam là 2005). Ngoài ra, các nước CLMV sẽ phải ràng buộc mục tiêu thực hiện AFTA cụ thể của từng năm và thực hiện giống như cam kết "Các biện pháp táo bạo" của ASEAN - 6 đã thực hiện:
- Về tối đa hóa số dòng thuế 0 - 5%:
Việt Nam: | 2003 | 2004 | 2005 |
Số dòng thuế 0 - 5% trong Danh mục IL | 80% | - | 100% (with flexibility up to 2006) |
|
|
|
|
Lào và Myanmar: | 2005 | 2006 | 2007 |
Số dòng thuế 0 - 5% trong Danh mục IL | 80% | - | 100% (with flexibility up to 2008) |
|
|
|
|
Campuchia: | 2007 | 2008 | 2009 |
Số dòng thuế 0 - 5% trong Danh mục IL | 80% | - | 100% (with flexibility up to 2010) |
- Về cắt giảm thuế quan xuống 0%:
Việt Nam : | 2006 | 2010 | 2015 |
Số dòng thuế 0% trong Danh mục IL | 60% | 80% | 100% (with flexibility up to 2018) |
|
|
|
|
Campuchia, Lào và Myanmar: | 2008 | 2012 | 2015 |
Số dòng thuế 0% trong Danh mục IL | 60% | 80% | 100% (with flexibility up to 2018) |
Theo các ý kiến phát biểu tại Hội nghị, các nước Campuchia, Lào và Myanmar đều có khả năng đạt được các mục tiêu trên.
Đối với Việt Nam, theo Lịch trình cắt giảm thuế 2001 - 2006 hiện nay, ta không thể đáp ứng các đề xuất của ASEAN - 6, cụ thể là:
| 2003 | 2004 | 2005 | 2006 |
Theo lịch trình 2001 - 2006 | + 0 - 5%: 65% | + 0 - 5%: 67% | + 0 - 5%: 68% | + 0 - 5%: 100% + 0% : 32% |
Đề xuất của ASEAN - 6 | + 0 - 5%: 80% | - | + 0 - 5%: 100% với một số linh hoạt | + 0% : 60% |
3. Những điểm ta cần tranh thủ đưa vào Nghị quyết chung của Đại hội đồng AIPO:
- Việt Nam ghi nhận đề xuất đẩy nhanh thực hiện AFTA đối với 4 nước thành viên ASEAN mới là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV);
- Đối với Việt Nam, thời hạn hoàn thành nghĩa vụ AFTA ngày 1/1/2006 đang đến gần và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với những hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN. Nếu thực hiện đề xuất đẩy nhanh thực hiện AFTA của các nước ASEAN-6, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải gánh chịu nhiều khó khăn thách thức hơn nữa. Do vậy, việc đẩy nhanh thực hiện AFTA của các nước CLMV cần phải dựa trên tình hình thực tế và khả năng thực hiện AFTA của từng nước.
Trên đây là các vấn đề liên quan đến Lộ trình thực hiện AFTA của Việt Nam. Kính gửi Văn phòng Quốc hội tổng hợp.
| T/L BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.