VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2724/VPCP-QHQT | Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2003 |
Kính gửi: | - Bộ Ngoại giao |
Xét tờ trình số 422-TTr/NG-ASEAN-m ngày 26 tháng 5 năm 2003 về Đề án tham gia các Hội nghị: Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 36 (AMM-36). Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 10 (ARF-10), Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (PMC), Hội nghị Hợp tác sông Mê Công - Sông Hằng, và Tờ trình số 427-TTr/NG-ASEAN-m ngày 28 tháng 5 năm 2003 về tuyên bố chung ASEAN-Nga về đối tác vì hoà bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Vũ Khoan thay mặt Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Bộ Ngoại giao cần phân tích sâu hơn về tình hình kinh tế, an ninh-chính trị, sự hợp tác bên trong và bên ngoài của ASEAN. Trên cơ sở đó, dự báo động thái của các nước thành viên AMM. PMC và ARF để có đối sách thích hợp.
2. Về nội dung hoạt động của đoàn ta, cần được thể hiện rõ hơn thông qua các sáng kiến, các đề xuất cụ thể về hợp tác an ninh-chính trị. kinh tế, chuyên ngành tại AMM: các ý tưởng nêu ra ARF và PMC.
3. Đối với những đề nghị liên quan tới AMM, đề nghị Bộ Ngoại giao lưu ý:
- Cân nhắc kỹ “ý tưởng” thành lập “Quỹ phát triển ASEAN”, vì hiện nay, hầu hết các nước thành viên đều đang gặp khó khăn, khả năng huy động sự đóng góp từ bên ngoài ASEAN lại rất hạn chế, ta đưa ra mà không có sự hưởng ứng thì sẽ bất lợi.
- Ta không chủ động đề cập tới sáng kiến về AEC. Trước mắt, để cho nhóm đặc trách cao cấp tiếp tục nghiên cứu cho thấu đáo;
- Ta cũng không chủ động hưởng ứng sáng kiến về ASC, nhấn mạnh tận dụng tối đa các cơ cấu hiện có, vì các nội dung của ASC cũng không nằm ngoài các cơ cấu, cơ chế hiện có.
4. Về ARF nên lưu ý:
- Vấn đề Triều tiên có thể nổi lên thành một nội dung chủ yếu, ta cần trù liệu cách ứng xử.
- Đối với sáng kiến của Trung Quốc tại Hội nghị ARF về hợp tác an ninh; và sáng kiến của Indonesia về Diễn đàn quốc phòng ASEAN, cần tiếp tục tham khảo ý kiến của Bộ Quốc Phòng. Nếu Bộ Quốc Phòng có ý kiến khác với Bộ Ngoại giao, thì trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư.
5. Cần lựa chọn chủ đề nhấn mạnh tại PMC, ví dụ: như các vấn đề giảm thiểu rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho hàng hoá của các nước ASEAN thâm nhập thị trường các nước đối thoại...
6. Chủ động chuẩn bị các phương án ta sẽ nêu ra tại các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại. Đặc biệt là với Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU, trong đó, đối với Mỹ và EU nên nhấn mạnh yêu cầu tạo thuận lợi cho hàng hoá ASEAN thâm nhập thị trường của họ. Riêng với Mỹ cần có tín hiệu về quan hệ Việt-Mỹ, với Trung Quốc có vấn đề khu vực mậu dịch tự so, ứng xử ở Biển Đông...
7. Đồng ý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu đoàn ta tham dự các hội nghị tại Phnôm-pênh từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 6 năm 2003; và đồng ý việc ta cùng với ASEAN ký Tuyên bố chung với Nga về Đối tác hoà bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển ở Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.