BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2707/2005/BNN-NN | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2005 |
Kính Gửi: Chủ Tịch UBND Các Tỉnh Và Thành Phố Trực Thuộc TW
Sau 13 năm phát triển, đến nay diện tích lúa lai của nước ta hàng năm đạt khoảng 600.000 ha, năng suất bình quân 63 tạ/ha (tăng 15 tạ/ha so với lúa thuần), sản lượng thóc tăng lên do lúa lai khoảng 0,8-1,0 triệu tấn/năm và sản xuất giống lúa lai trong nước đáp ứng được 20% nhu cầu. Để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, góp phần xoá đói giảm nghèo và xuất khẩu ổn định khoảng 4 triệu tấn gạo/năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trương về phát triển lúa lai như sau:
Tiếp tục phát triển lúa lai theo hướng mở rộng diện tích lúa lai vụ Đông Xuân, thận trọng trong vụ Hè Thu, vụ Mùa trên cơ sở chọn loại giống phù hợp với vùng sinh thái kèm theo quy trình kỹ thuật, công nghệ thích ứng; khuyến khích phát triển các giống lúa lai được chọn tạo sản xuất trong nước và các giống có chất lượng gạo tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh, thích ứng rộng.
Theo dự báo hạt giống lúa lai cung ứng cho năm 2006 sẽ gặp khó khăn do bị thiên tai nhiều, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giống lúa lai đóng trên địa bàn triển khai tốt một số nội dung sau:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển lúa lai của địa phương đến năm 2010 và những năm tiếp theo; trước mắt có kế hoạch sản xuất và cung ứng tối đa hạt giống lúa lai F1 đảm bảo chất lượng tốt cho sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Mùa 2006 của tỉnh.
2. Xây dựng chính sách phát triển lúa lai của tỉnh để huy động các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống lúa lai.
3 . Chủ động liên doanh liên kết, hợp tác với các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các công ty trong và ngoài nước để đầu tư nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất các dòng bố mẹ và hạt giống lai; đào tạo cán bộ; tập huấn cho nông dân; đầu tư xây dựng các cánh đồng, các vùng sản xuất hạt lai ổn định lâu dài.
4. Bố trí kinh phí ưu tiên cho hoạt động khuyến nông về lúa lai bao gồm: xây dựng mô hình sản xuất hạt lai F1 và nhân dòng bố mẹ; quảng bá giống lúa lai có triển vọng; trình diễn giống lúa lai trong nước; tập huấn kỹ thuật, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất, hội nghị, hội thảo đầu bờ… theo Nghị định 56/2005/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số 60/2005/TT-BNN về khuyến nông.
5. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống ở cấp tỉnh và cơ sở, thường xuyên thanh tra, kiểm tra mạng lưới sản xuất kinh doanh giống lúa lai trên địa bàn để đảm bảo kiểm soát chất lượng hạt giống sản xuất trong nước và nhập nội đạt tiêu chuẩn./.
| BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.