BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2585 TM/TCCB | Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2004 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện văn bản số 2647/VPCP-ĐMDN ngày 28 tháng 5 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc yêu cầu Bộ Thương mại báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 152/2002/QĐ-TTg ngày 7 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002 - 2005, Bộ Thương mại xin báo cáo như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 152/2002/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2002 CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 152/2002/QĐ-TTg phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương mại giai đoạn 2002 - 2005, Bộ Thương mại đã có văn bản số 5197/TM-TCCB ngày 23 tháng 12 năm 2002 thông báo và chỉ đạo các doanh nghiệp trong danh sách sắp xếp, cổ phần hoá từ năm 2002 - 2005, tổ chức hội nghị giám đốc các doanh nghiệp phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khoá IX) về sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 152/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương mại.
Từ cuối năm 2002 đến nay, Bộ Thương mại đã tổ chức nhiều hội nghị hướng dẫn, sơ kết rút kinh nghiệm và chỉ đạo đôn đốc các doanh nghiệp triển khai thực hiện Quyết định số 152/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kết quả đã đạt được cụ thể như sau:
1. Đã ban hành quyết định chuyển 18 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (trong đó có 12 công ty trực thuộc Bộ, Tổng công ty và 6 chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc Tổng công ty, Công ty) với quy mô vốn Nhà nước là 419,168 tỷ đồng và số lao động chuyển sang công ty cổ phần là 3490 người.
2. Đã hoàn thành việc giải thể Tổng công ty Máy và Phụ tùng: chuyển 10 doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty về trực thuộc Bộ và đang tiến hành cổ phần hoá, thành lập Công ty Máy và Phụ tùng trên cơ sở sắp xếp Văn phòng và các đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc Tổng công ty Máy và Phụ tùng.
3. Chuyển giao Công ty Dịch vụ Đầu tư nước ngoài (FISC) cho tập thể người lao động.
4. Sáp nhận Công ty Vật tư tổng hợp Hà Nam Ninh và Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC.
5. Sáp nhận Công ty In Thương mại, Xí nghiệp In Machico vào Công ty thực phẩm và Đầu tư Công nghiệp.
Tuy đạt được một số kết quả nêu trên, nhưng so với lộ trình Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định 152/QĐ-TTg về phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương mại thì tiến độ thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp là chậm, do một số nguyên nhân tồn tại sau:
1. Quyết định số 152/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 11 năm 2002 và có hiệu lực chưa được một tháng là hết năm, do vậy Bộ Thương mại không kịp triển khai thực hiện nhiệm vụ của năm 2002, nên năm 2003 chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ của năm 2002.
2. Trong thực tế một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp nhà nước còn tâm trạng băn khoăn, lo lắng sợ mất chức, mất việc làm, chưa thật sự tin trưởng về công ăn việc làm và định hướng phát triển của doanh nghiệp khi chuyển sang thực hiện công ty cổ phần, còn ngần ngại trong quá trình triển khai thực hiện đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
3. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại không có nhiều cơ sở vật chất về đất đai, nhà xưởng, tài sản, vốn như những doanh nghiệp ngành sản xuất. Thực chất, việc cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước là quá trình dùng tiền nhà đầu tư mua lại tiền vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước hiện nay còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc bán cổ phần ở những loại doanh nghiệp này ít hấp dẫn.
4. Theo Quyết định 152/QĐ-TTg có 35 công ty kinh doanh xăng dầu thuộc diện cổ phần hoá với số vốn Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ, song những năm vừa qua giá xăng dầu quốc tế tăng cao, cơ chế quản lý, kinh doanh xăng dầu thay đổi nên Bộ Thương mại đang xem xét để báo cáo Thủ tướng chưa cổ phần hoá 35 công ty nói trên..
5. Tình hình tài chính của một số công ty thiếu lành mạnh (công nợ phải thu, phải trả lớn, không còn vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn...) đã ảnh hưởng tới tiến độ triển khai cổ phần hoá. Có 15 doanh nghiệp có công nợ tồn đọng, viện xử lý công nợ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nợ ngân hàng, chưa có đủ điều kiện xử lý dứt điểm tồn tại, đã ảnh hưởng tới tiến độ cổ phần hoá.
b. Việc thay đổi cán bộ lãnh đạo đến tuổi nghỉ chế đọ hư đã ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp (11 doanh nghiệp).
7. Việc giải quyết tồn tại về tài chính, đặc biệt việc quyết toán thuế, còn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời, còn chậm và lúng túng.
8. Một số cơ chế chính sách chưa cụ thể hoặc chậm được sửa đổi, bổ sung dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện như: Luật Phá sản, việc quy định cơ chế cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
- Cơ chế vay vốn ngân hàng: khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần không được bình đẳng, có tác động đến tư tưởng doanh nghiệp.
9. Quán triệu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Thương mại đã thể hiện quyết tâm bằng hành động xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trình Chính phủ với tinh thần chủ động tiến công đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý doanh nghiệp hiện tại. Nhưng quá trình xây dựng đề án theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 có những vấn đề cha thể lường trước được, vì cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan tới việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời như nêu ở trên, nay tiến hành thực hiện phương án được Chính phủ duyệt mới thấy phát sinh những vướng mắc, khó khăn phức tạp mà một mình Bộ Thương mại không thể xử lý được, dẫn đến chậm về thời gian và tiến độ thực hiện phương án.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2005
Thực hiện Quyết định số 152/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đã tập trung chỉ đạo các biện pháp như:
1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương chính sách, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 và Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ công nhân viên và người lao động tại các đơn vị nhằm thống nhất nhận thức và triển khai đồng bộ.
2. Đánh giá lại thực trạng tình hình tài chính từng doanh nghiệp về công nợ (công nợ khó thu, khó đòi...) để phân loại xác định doanh nghiệp có khả năng thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp chuyển các doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hoá sang các hình thức sở hữu khác.
3. Tập trung đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ:
a. Đối với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam:
Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ cho phép không thực hiện cổ phần hoá riêng lẻ từng công ty thành viên như đã quy định tại Quyết định 152/2002/QĐ-TTg ngày 7 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng và giữ nguyên toàn hệ thống Tổng công ty như hiện nay để đảm bảo sự thống nhất, không bị cắt khúc trong hệ thống kinh doanh xăng dầu.
Khi điều kiện cho phép, Bộ Thương mại sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam cổ phần hoá toàn Tổng công ty theo hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán.
Bộ Thương mại chỉ đạo Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam xây dựng phương án cụ thể để chuẩn bị Chính phủ.
b. Đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ:
Bộ Thương mại đang tích cực chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thực hiện chế độ giao ban hàng tháng (có phụ lục đính kèm).
Giao nhiệm vụ cho Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Bộ Xây dựng phương án sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ theo tinh thần Chỉ thị 11/2004/CT-TTg để trình Thủ tướng Chính phủ cho điều chỉnh Quyết định số 152/2002/QĐ-TTg .
4. Nghiêm khắc với giám đốc các doanh nghiệp có tư tưởng trì trệ, chậm triển khai hoặc kéo dài tiến độ cổ phần hoá làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung của Bộ.
Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.