BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2505/BHXH-CĐBHXH | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2008 |
Kính gửi: Các đơn vị sử dụng lao động.
Ngày 23 tháng 9 năm 2008, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007. Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh xin hướng dẫn rõ thêm một số nội dung sau:
1. Chế độ ốm đau:
- Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với các bệnh cần chữa trị dài ngày | = | Tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Tỷ lệ (%) hưởng chế độ ốm đau (a) | x | Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau (b) |
Trong đó:
(a) là tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:
+ Bằng 75% đối với thời gian tối đa 180 ngày trong một năm;
+ Bằng 65%, 55%, 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị tương ứng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên, từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, dưới 15 năm;
(b) là số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng dương lịch.
Trường hợp có ngày lẻ thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày |
= | Tiền lương, tiền công đóng BHXH của liền kề trước khi nghỉ việc |
x | Tỷ lệ (%) hưởng chế độ ốm đau |
x | Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
26 ngày |
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau đã nêu ở phần trên.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
2. Chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe (DSPHSK):
2.1. Chế độ DSPHSK sau ốm đau
- Khoảng thời gian người lao động được xem xét giải quyết hưởng trợ cấp DSPHSK sau ốm đau theo quy định tại điểm 2 của Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH là khoảng thời gian tính từ ngày người lao động đã nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm hoặc hết thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định, trở lại làm việc mà sức khỏe còn yếu.
- Trong thời gian đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định thì chưa giải quyết trợ cấp DSPHSK.
2.2. Chế độ DSPHSK sau thai sản:
- Khoảng thời gian người lao động được xét hưởng DSPHSK sau thai sản là khoảng thời gian 30 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm người lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con mà sức khỏe còn yếu.
- Trong thời gian đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định thì chưa giải quyết trợ cấp DSPHSK.
2.3. Chế độ DSPHSK sau tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp:
- Khoảng thời gian người lao động được xét hưởng DSPHSK sau tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp là khoảng thời gian 60 ngày tính từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa mà sức khỏe còn yếu.
3. Chế độ hưu trí:
3.1. Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu (không tính như hướng dẫn tại tiết b điểm 6 mục IV phần B của thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH)
3.2. Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đủ điều kiện theo quy định khi nghỉ việc được tính từ tháng liền kề sau tháng cơ quan, đơn vị, người lao động nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho tổ chức bảo hiểm xã hội.
- Tháng người lao động đủ điều kiện về tuổi đời để được hưởng lương hưu theo quy định tại điều 50 và điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội là từ tháng liền kề với tháng sinh nhật của năm đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí.
Ví dụ: Ông A sinh ngày 08/02/1949, có 35 năm đóng BHXH, đã được cơ quan làm thủ tục nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí và nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho cơ quan BHXH từ tháng 01/2009. Ông A đủ điều kiện, được hưởng lương hưu hàng tháng từ tháng 3/2009.
- Người lao động nghỉ hưu trước tuổi phải giám định KNLĐ, ngoài điều kiện đủ tuổi đời theo quy định trên thì tháng đủ điều kiện giải quyết hưởng lương hưu là tháng liền kề trở đi với tháng có kết luận suy giảm KNLĐ từ 61% trở lên của Hội đồng Giám định y khoa.
- Trường hợp Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí của người sử dụng lao động ghi ngày, tháng hưởng lương hưu sau tháng đã đủ điều kiện như nêu trên thì giải quyết hưởng lương hưu theo thời điểm ghi trong Quyết định của người sử dụng lao động.
Kể từ ngày 01/10/2008 trở đi, thực hiện giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, sau thai sản theo quy định của thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH và các văn bản có liên quan. Người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản trước 01/10/2008 mà từ 01/10/2008 trở đi còn tiếp tục được hưởng thì mức hưởng từ tháng 01/10/2008 thực hiện theo quy định mới này; người ốm đau, thai sản trước 01/10/2008 hoặc bị TNLĐ-BNN đã giám định khả năng lao động trước ngày 01/10/2008 chưa được giải quyết hưởng trợ cấp DSPHSK, đến nay vẫn còn trong khoảng thời gian được giải quyết trợ cấp DSPHSK theo quy định mới này thì cũng được giải quyết trợ cấp DSPHSK.
4. Một số nội dung khác (phần này không liên quan đến quy định của Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH):
Trong tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thu – chi và thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ BHXH – BHYT ban hành kèm theo công văn 1438/HD-BHXH ngày 07/9/2007 đã được phát cho các đơn vị sử dụng, tại trang 8, điểm 1.1 của phần III có hướng dẫn nguyên tắc đóng BHXH, BHYT. Sau thời gian thực hiện, nhiều đơn vị sử dụng lao động vẫn chưa rõ cách quyết toán kinh phí của chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK giữa đơn vị sử dụng lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Xin nói rõ như sau:
4.1. Đơn vị sử dụng lao động chọn phương thức giữ lại 10% tổng số tiền đóng BHXH hàng tháng (bằng 2% tổng quỹ lương nộp BHXH): có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK cho người lao động sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Khi quyết toán được duyệt, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ chuyển tiền trong 15 ngày của tháng đầu quý sau. Nếu số tiền 2% giữ lại tại đơn vị không đủ chi cho người lao động, đơn vị làm công văn gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị được tạm ứng (ghi rõ số tài khoản, số tiền cần được tạm ứng …)
4.2. Đơn vị sử dụng lao động không chọn phương thức giữ lại 10% tổng số tiền đóng BHXH hàng tháng (bằng 2% tổng quỹ lương nộp BHXH): có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK cho người lao động sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Khi quyết toán được duyệt, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ chuyển tiền ngay cho đơn vị sử dụng lao động.
Trên đây là một số nội dung đơn vị sử dụng lao động cần lưu ý khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.