BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/BXD-VLXD | Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2009 |
Kính gửi: Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Việt
Bộ Xây dựng nhận được công văn số 04/XKCNM ngày 19/3/2009 của Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Việt về việc xuất khẩu cát nhiễm mặn không qua tuyển rửa tận thu từ việc nạo vét, thông luồng cảng Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Căn cứ văn bản số 1057/UBND-KH ngày 18/3/2009 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc nạo vét, thông luồng vào cảng Thuận An phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hoá là cần thiết, UBND tỉnh đồng ý cho phép Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Việt tiến hành các thủ tục để thực hiện việc nạo vét, thông luồng kết hợp tận thu và sử dụng nguồn cát nhiễm mặn tại luồng vào cảng Thuận An theo đề nghị của Doanh nghiệp tại tờ trình số 04/TTr-09 ngày 09/3/2009.
Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Việt có Hợp đồng xuất khẩu cát nhiễm mặn sang thị trường Singapore số 001 HV-JS ký ngày 20/10/2008 với khối lượng 300.000 tấn/tháng và Hợp đồng số 01 HV-TEO ký ngày 05/11/2008 với khối lượng 250.000 tấn/tháng và theo khối lượng thi công nạo vét thực tế của dự án. Đồng thời mẫu cát xuất khẩu đã được Vinacontrol giám định chất lượng tại phiếu kết quả phân tích số 09G15 ND 1408 ngày 23/3/2009, trong đó hàm lượng Cl- = 0,10% là cát bị nhiễm mặn (TCVN 7572-15; 2006); hàm lượng các kim loại nặng, quý hiếm trong cát rất nhỏ hoặc không phát hiện, không đạt giá trị để chế biến.
Căn cứ Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày 14/4/2206 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về Hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản, thì việc xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ việc nạo vét, thông luồng cảng Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế của Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Việt đã đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản theo quy định. Mặt khác, cát nhiễm mặn tận thu từ việc nạo vét, thông luồng cảng Thuận An có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, kích thước hạt nhỏ và nhuyễn chỉ dùng vào việc san lấp, nếu khách hàng chấp nhận các chỉ tiêu kỹ thuật của cát nhiễm mặn nêu trên thì không phải qua tuyển rửa.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ việc nạo vét, khơi thông luồng lạch là vùng cửa sông giáp biển, vì vậy mỗi đợt xuất khẩu phải được phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS lấy mẫu kiểm tra, phân tích hàm lượng % kim loại nặng, quý hiếm có trong cát đạt mức tương đương loại cát làm vật liệu xây dựng thông thường.
Thời hạn, khối lượng cát xuất khẩu được thực hiện theo Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ nhưng không quá ngày 31/12/2009. Đồng thời trong thời gian xuất khẩu, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần chỉ đạo để việc nạo vét, thông luồng lạch đảm bảo môi trường, không gây ách tắc giao thông đường thuỷ, không làm sạt lở đê, kè.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về việc xuất khẩu cát nhiễm mặn không qua tuyển rửa tận thu từ việc nạo vét, thông luồng cảng Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế của Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Việt.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.