ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2474/UBND-NC | Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2006 |
Kính gửi: | - Các sở, ban, ngành, đoàn thể |
Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 37/CT-TTg và Kế hoạch 25/KH-BCĐ 138/CP ngày 4/4/2006 của Ban Chỉ đạo 138TW về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết 09/CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, Ngành, UBND các quận, huyện và đề nghị Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể Thành phố tập trung thực hiện một số công tác trọng tâm sau:
1. Tổ chức sơ kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 37/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 22/KH của UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2005 – 2010 gắn với triển khai thực hiện Chương trình 03/CTr-TU ngày 5/5/2006 của Thành ủy về đảm bảo ANCT và trật tự an toàn xã hội giai đoạn 2006 – 2010. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 197 các cấp.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 04 đề án của Chương trình là: "Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư"; "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng chống tội phạm, tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ ANTT"; "Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế"; "Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em; tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên". Triển khai các đề án mới theo chỉ đạo của BCĐ138TW.
Lồng ghép việc thực hiện các đề án trên với thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010, Chương trình phòng, chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
2. Công an Thành phố là lực lượng chính trong việc thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ: củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của Cơ quan điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004; Theo dõi, hướng dẫn thực hiện các đề án, dự án của Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.
- Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Đề án III, IV Chương trình quốc gia PCTP. Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai các đề án mới của Chương trình, như: đề án "Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao"; "Xây dựng trung tâm thông tin tội phạm"; "Tăng cường năng lực giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân trong các trại giam"; "Tăng cường năng lực của cơ quan điều tra các cấp trong điều tra khám phá các loại án kinh tế, hình sự, ma tuý"…
- Tham mưu cho BCĐ197 Thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 130/QĐ-TTg của Chính phủ về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Chủ trì lựa chọn xây dựng 14 mô hình điểm về phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm tại 14 quận, huyện, trên cơ sở đó tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng toàn Thành phố.
- Tập trung lực lượng thực hiện kế hoạch bảo vệ an toàn Hội nghị APEC lần thứ 14 tại Việt
- Đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết liên tịch, Chương trình phối hợp hành động đã ký kết giữa các ban, ngành, góp phần hoàn thiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm. Xây dựng chế độ chính sách đối với người có công và chính sách khen thưởng đối với những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm.
3. Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố có trách nhiệm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trong quân nhân. Phối hợp CATP đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở các tuyến giao thông và địa bàn trọng điểm. Quản lý chặt chẽ vũ khí, công cụ hỗ trợ được cấp phát, không để mất cắp, thất lạc; chịu trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý sử dụng vũ khí và vật liệu nổ quân dụng trong các ngành, các cơ quan đơn vị và thu hồi các loại vũ khí quân dụng tàng trử, sử dụng trái phép. Chỉ đạo lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ thường xuyên có kế hoạch phối hợp lực lượng trong phòng, chống các loại tội phạm.
4. Cục Hải quan Thành phố: Có biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu, sân bay… theo chức năng. Phối hợp với CATP, Chi cục quản lý thị trường Thành phố và các ngành hữu quan kiểm tra chặt chẽ, kiên quyết ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh các loại vật phẩm độc hại, kích động bạo lực, các nguồn buôn bán, vận chuyển các chất ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất cháy.
5. Sở Thương mại: Tham mưu cho BCĐ127 Thành phố triển khai tốt kế hoạch, chương trình phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, trốn thuế, vi phạm sở hữu công nghiệp… trên địa bàn Thành phố.
6. Sở Tư pháp: Phối hợp Công an, chính quyền các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 19/CP về việc quản lý, giáo dục đối tượng tại cơ sở; chỉ đạo hệ thống tư pháp các quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các tổ hòa giải chủ động nắm và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ngăn ngừa trọng án. Duy trì và nhân rộng các mô hình "tổ hòa giải 5 tốt" ở cơ sở. Có kế hoạch phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền và các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, mở chuyên mục giáo dục thường xuyên trên sóng phát thanh và truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn trợ giúp pháp lý miễn phí ở phường, xã.
Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy của Thành phố. Phối hợp với CATP, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố xây dựng quy chế quản lý dân cư, quy chế hoạt động của các trung tâm bảo trợ xã hội. Tham mưu cho UBND Thành phố trình Chính phủ xem xét cho phép Hà Nội được ban hành một số văn bản đặc thù trong quản lý Nhà nước về ANTT, phòng chống tội phạm.
7. Sở Văn hóa – Thông tin: Phối hợp với cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phản ánh kịp thời gương người tốt, việc tốt; phê phán các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố và các đơn vị cơ sở. Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa; Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội trên lĩnh vực này.
8. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Đề xuất, báo cáo UBND Thành phố xem xét đầu tư mở rộng, nâng cấp các trung tâm cai nghiện, nâng công suất tiếp nhận, quản lý, chữa trị cai nghiện đạt hiệu quả. Xây dựng cơ chế quản lý giáo dục, giúp đỡ, tạo công ăn việc làm nhằm giảm tỷ lệ tái phám cho người đã được cai nghiện.
9. Sở Giáo dục – Đào tạo: Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đưa nội dung giáo dục pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh trật tự vào chương trình giáo dục phù hợp cho từng cấp học. Chỉ đạo các Nhà trường có kế hoạch phối hợp với Công an cơ sở tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, đảm bảo tốt ANTT trong khu vực các trường học trên địa bàn. Nhân rộng các mô hình liên kết, giao ước thi đua giữa nhà trường với đơn vị Công an và chính quyền địa phương. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương.
10. Thanh tra Nhà nước Thành phố: Phối hợp các sở, ngành Thành phố rà soát lại các thủ tục hành chính trong những lĩnh vực quản lý của ngành, đơn vị để kiến nghị bổ sung, sửa đổi, xây dựng các quy chế mới nhằm khắc phục những sơ hở hạn chế tối đa điều kiện phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, đơn vị.
11. Các Sở Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính phối hợp với Công an Thành phố quản lý Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm theo cơ chế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định 59/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng; bố trí đủ kinh phí thực hiện hiệu quả các đề án, dự án của Chương trình. Đề xuất UBND Thành phố ban hành một số quy chế đặc thù về chế độ bồi dưỡng, khen thưởng đối với lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm.
12. UBND quận, huyện trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về ANTT, phòng chống tội phạm ở các địa bàn phức tạp như: các chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu thủy, địa bàn giáp ranh, khu vực có đông dân cư ngụ trái phép (xóm liều). Tổ chức kiểm tra thường xuyên các phường, xã, cơ quan, xí nghiệp trong việc triển khai thực hiện kế hoạch, giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở cơ sở.
13. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân TP, Tòa án nhân dân TP phối hợp chặt chẽ với CATP đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm hình sự kịp thời, kiên quyết, nghiêm minh. Tăng cường tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án để trấn áp, răn đe tội phạm, đồng thời góp phần nâng cao ý thức pháp luật và hiệu quả phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm.
14. Đề nghị Ủy ban MTTQTP tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án I của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Chỉ đạo phối hợp có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".
15. Hội liên hiệp phụ nữ, Thành đoàn, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch liên tịch. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền các cấp vận động giáo dục đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công tác phòng chống tội phạm giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội một cách thiết thực, cụ thể.
Giao Công an Thành phố - Thường trực Ban chỉ đạo 197 Thành phố giúp UBND Thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm tại một số quận, huyện; Đề xuất hình thức biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm; tổng hợp kết quả báo cáo UBND Thành phố./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.