BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 230/BXD-GĐ | Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2006 |
Kính gửi: Cơ quan cảnh sát điều tra - công an tỉnh Bình Dương
Sau khi nghiên cứu công văn số 09/CV ngày 14/12/2005 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Bình Dương, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Về bản vẽ hoàn công:
1.1. Đối với các công trình khởi công trước ngày 05/01/2005:
Đối với các công trình khởi công trước ngày 05/01/2005 là ngày Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định 209/2004/NĐ-CP) có hiệu lực thì việc lập bản vẽ hoàn công được thực hiện theo Qui định quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là Qui định 18/2003/QĐ-BXD) như sau:
Theo khoản 11 Điều 2 của Qui định 18/2003/QĐ-BXD thì “Bản vẽ hoàn công là là bản vẽ phản ảnh kết quả thực hiện thi công xây lắp do doanh nghiệp xây dựng lập trên cơ sở thiết kế bàn vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt và kết quả đo kiểm các sản phẩm xây lắp đã thực hiện tại hiện trường được chủ đầu tư xác nhận”.
Cũng theo khoản 1 Điều 20 của Qui định 18/2003/QĐ-BXD thì “Doanh nghiệp xây dựng phải lập bản vẽ hoàn công khi nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng”.
Khi lập bản vẽ hoàn công, doanh nghiệp xây dựng phải tuân thủ các qui định nêu tại khoản 2 Điều 20 của Qui định 18/2003/QĐ-BXD như sau: “Bản vẽ hoàn công phải được lập trên cơ sở bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt có ghi ở dưới các số liệu thiết kế những số liệu tương ứng đã đạt được trong thực tế (kích thước, trục, mốc, cao trình...), những thay đổi về thiết kế và phải có xác nhận của những người lập, kiểm bản vẽ với qui định cụ thể sau:
a) Bản vẽ hoàn công công việc phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của cán bộ kỹ thuật A và B.
b) Bản vẽ hoàn công giai đoạn, từng hạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng phải có chữ ký, ghi rõ họ tên và dấu của đại diện doanh nghiệp xây dựng và của đại diện chủ đầu tư.”
1.2. Đối với công trình khởi công sau ngày 05/01/2005:
Theo qui định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì “Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở thiết kế bàn vẽ thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi trên thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công”.
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công theo Qui định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP như sau:
“Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì”.
“Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận”.
2. Về việc thực hiện kiểm tra bản vẽ hoàn công, cấp chứng nhận sở hữu công trình:
2.1. Đối với các công trình khởi công trước ngày 05/01/2005
a) Việc kiểm tra hồ sơ tài liệu hoàn thành công trình xây dựng trong đó có bản vẽ hoàn công là trách nhiệm của Chủ đầu tư. Chỉ sau khi đã kiểm tra, đối chiếu với thực tế thi công thì Chủ đầu tư mới ký vào bản vẽ hoàn công giai đoạn, từng hạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng theo Qui định tại khoản 2 Điều 20 của Qui định 18/2003/QĐ-BXD.
b) Theo Qui định tại khoản 7 Điều 21 của Qui định 18/2003/QĐ-BXD thì “Cơ quan có chức năng quản lý nhà nuớc về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Điều 3 của Qui định này) hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ qui định quản lý chất lượng công trình xây dựng và công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình và công trình để đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc dự án phải thẩm tra thiết kế nêu tại khoản 1 Điều 8 của Qui định này. Kết quả kiểm tra phải lập thành Biên bản được lập theo mẫu tại Phụ lục 19 của Qui định này”.
Việc kiểm tra này bao gồm các nội dung: Kiểm tra danh mục hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây lắp hoặc hoàn thành của hạng mục công trình hoặc công trình đã lập giữa Chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng và lắp đặt thiết bị/tổng thầu EPC; Kiểm tra tính pháp lý và chất lượng của hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây lắp hoàn thành hạng mục công trình hoàn thành hoặc công trình hoàn thành.
Cơ quan có chức năng quản lý nhà nuớc về chất lượng công trình xây dựng, cụ thể ở đây là Sở Xây dựng không chịu trách nhiệm gì mức độ chính xác của bản vẽ hoàn công
2.2 Đối với công trình khởi công sau ngày 05/01/2005:
a) Theo qui định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, trong đó có việc xác nhận bản vẽ hoàn công.
b) Theo qui định tại điểm c khoản 3.1 và điểm a khoản 3.2 mục I của Thông tư số 12/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 15/07/2005 hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là Thông tư 12/2005/TT-BXD), Sở Xây dựng và Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm “Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ qui định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này” thông qua việc kiểm tra hồ sơ nghiệm thu được lập theo danh mục được qui định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
Cũng như đối với các công trình khởi công trước ngày 05/01/2005 thì Sở Xây dựng và Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành cũng chỉ kiểm tra mức độ đầy đủ của hồ sơ trình để nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành hoặc công trình hoàn thành đã lập đủ (hoặc chưa đủ) theo danh mục nêu tại phụ lục 3 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD và tính pháp lý của hồ sơ này. Sở Xây dựng và Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành không chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của bản vẽ hoàn công.
c) Hiện nay chưa có qui định về lệ phí để Sở Xây dựng và Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
d) Hiện nay chưa có qui định về việc cấp chứng nhận sở hữu công trình. Tuy nhiên đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa được qui định tại khoản 1 Điều 28 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.
3. Về chức năng, quyền hạn của Thanh tra Sở Xây dựng:
a) Trước khi Luật Thanh tra có hiệu lực (ngày 01/07/2004), Thanh tra Sở Xây dựng hoạt động theo Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Nghị định số 244/NĐ-HĐBT ngày 30/06/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Theo đó, Thanh tra Sở Xây dựng có quyền hạn “Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cơ quan nhà nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hóa xã hội và công dân thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở”. Đồng thời Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện các quyền hạn khác được qui định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9 Điều 9 của Pháp lệnh Thanh tra và khoản 1, 2, 3 Điều 5 của Nghị định 244/NĐ-HĐBT.
b) Sau khi Luật Thanh tra có hiệu lực, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Xây dựng được qui định tại Điều 12 của Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định 46/2005/NĐ-CP) và mục II Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT/BXD-BNV ngày 22/06/2005 của Bộ Xây dựng – Bộ Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Xây dựng ở địa phương.
c) Theo Qui định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 46/2005/NĐ-CP thì “Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở”, bởi vậy việc Giám đốc Sở Xây dựng phân công Thanh tra Sở thực hiện thanh tra “Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; thanh, quyết toán công trình” trong đó có việc kiểm tra hồ sơ nghiệm thu như Sở Xây dựng đã nêu trong mục 2 của văn bản này là đúng thẩm quyền.
Quý Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Bình Dương căn cứ theo các nội dung trên để triển khai công việc.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.