TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/KHXX | Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2006 |
Kính gửi : Các tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp
Để thi hành Luật thương mại, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 “Quy định chi Tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” (sau đây viết tắt là Nghị định số 12) và Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 “Quy định chi Tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có Điều kiện” (sau đây viết tắt là Nghị định số 59). Nghị định số 59 thay thế Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 “Về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có Điều kiện”.
Để nhận thức đúng và thực hiện thống nhất một số quy định trong Nghị định số 12 và Nghị định số 59, ngày 13/9/2006, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức cuộc họp gồm đại diện của các cơ quan: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Thương mại, Văn phòng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương 127/TW. Qua thảo luận, trao đổi, tất cả các đại biểu tham dự cuộc họp đều thống nhất các vấn đề cần được hướng dẫn và đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 12 và Nghị định số 59 của Chính phủ trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự một số tội phạm.
Nghị định số 12 và Nghị định số 59 đã có hiệu lực thi hành; do đó, trong khi chờ xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch, căn cứ vào kết luận tại cuộc họp nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao tạm thời hướng dẫn một số Điểm sau đây:
I. VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH HÀNG CẤM
1. Điều 5 Nghị định số 12 đã quy định hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu; do đó, đối với các trường hợp buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì việc xác định hàng cấm như sau:
a) Trường hợp xuất khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới với các nước láng giềng; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ, thì hàng hóa thuộc Danh Mục quy định tại Phần I Phụ lục số 01 (ban hành kèm theo Nghị định số 12) là hàng cấm.
b) Trường hợp nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới với các nước láng giềng; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ, thì hàng hóa thuộc Danh Mục quy định tại Phần II Phụ lục số 01 (ban hành kèm theo Nghị định số 12) là hàng cấm.
c) Khi xác định hàng hóa thuộc Danh Mục hàng cấm được hướng dẫn tại Điểm a và Điểm b Mục 1 này, cần kiểm tra trong trường hợp cụ thể đó Thủ tướng Chính phủ có cho phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 12 hay không? Nếu trong trường hợp cụ thể đó, Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hóa đó không phải là hàng cấm (cho nên đến thời Điểm ban hành Công văn này Thủ tướng Chính phủ chưa cho phép trường hợp nào).
2. Điều 4 Nghị định số 59 quy định hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có Điều kiện; do đó, đối với các trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trong nước thì hàng hóa thuộc Danh Mục quy định tại Phần A Phụ lục I (ban hành kèm theo Nghị định số 59) là hàng cấm.
Khi xác định hàng hóa thuộc Danh Mục hàng cấm, cần kiểm tra trong trường hợp cụ thể đó, Thủ tướng Chính phủ có cho phép cung ứng hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 59 hay không? Nếu trong trường hợp cụ thể đó, Thủ tướng Chính phủ cho phép cung ứng thì hàng hóa đó không phải hàng cấm (cho đến thời Điểm ban hành Công văn này Thủ tướng Chính phủ chưa cho phép trường hợp nào).
II. VỀ VIỆC XỬ LÝ MỘT SỐ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC LÁ ĐIẾU, XÌ GÀ SẢN XUẤT Ở NƯỚC NGOÀI
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 59 thì thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nói chung không phải là hàng cấm mà chỉ là hàng hóa hạn chế kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định của Chính phủ thì việc nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà sản xuất ở nước ngoài chỉ được phép thực hiện sau khi có hướng dẫn của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp. Cho đến thời Điểm hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn về vấn đề này; do đó, việc xử lý một số hành vi liên quan đến thuốc lá điếu, xì gà sản xuất ở nước ngoài được thực hiện như sau:
1. Mọi hành vi buôn bán qua biên giới thuốc lá điếu, xì gà sản xuất ở nước ngoài, nếu có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 153 của BLHS, thì phải xét xử về tội “Buôn lậu”, nhưng không được áp dụng tình Tiết “hàng cấm”.
2. Mọi hành vi vận chuyển qua biên giới thuốc lá điếu, xì gà sản xuất ở nước ngoài, nếu có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 154 của BLHS, thì phải xét xử về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”, nhưng không được áp dụng tình Tiết “hàng cấm”.
3. Mọi hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trong nước thuốc lá điếu, xì gà sản xuất ở nước ngoài, nếu bị truy tố thì không xét xử về tội “sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm”. Nếu chứng minh được có Mục đích kinh doanh và có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 159 của BLHS, thì xét xử về tội “kinh doanh trái phép”.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Yêu cầu các đồng chí Chánh an Tòa án nhân dân địa phương, các đồng chí Chánh án Tòa án quân sự các cấp, các đồng chí Chánh tòa các Tòa phúc thẩm và Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao nhận được Công văn này cần tổ chức triển khai quán triệt trong cơ quan, đơn vị mình nhằm bảo đảm cho việc xét xử của Tòa án các cấp đúng pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc cần được giải thích, hướng dẫn bổ sung thì kịp thời phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao để có sự giải thích, hướng dẫn bổ sung.
Nơi nhận: | KT. CHÁNH ÁN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.