BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1636/TCT-CS | Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2008 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Quảng Nam
Trả lời công văn số 5388/CT-KKT ngày 9/11/2007 của Cục thuế tỉnh Quảng Nam về chính sách thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm 3.4.a, Mục II, Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm hàng hoá công trình xây lắp công nghiệp hướng dẫn:
“a. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan có quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán”.
Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty ở Việt Nam xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, nhưng sau đó phát hiện doanh nghiệp nhập khẩu lâm vào tình trạng phá sản và không có khả năng trả được nợ, để chứng minh khoản tiền hàng đã xuát khẩu nhưng không có khả năng thu hồi thì:
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp mua hàng đã giải thể, phá sản thì Công ty phải có quyết định của Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp mua hàng, trường hợp doanh nghiệp mua hàng tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập.
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp mua hàng đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả thì Công ty phải có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp mua hàng đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.
Tại điểm 2.18, Mục III, phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn: “trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hàng sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính” không được tính vào chi phí hợp lí.
Tại điểm 3.4.b, Mục II, Thông tư số 13/2003/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá công trình và xây lắp công nghiệp hướng dẫn: “Giá trị thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lí của doanh nghiệp”.
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, doanh nghiệp được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính. Khoản trích lập này được tính vào chi phí hợp lí của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp xác định khoản nợ không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp được sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp giá trị thực tế của khoản nợ này, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lí của doanh nghiệp.
Theo hướng dẫn tại điểm 1.2, Mục III, phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính thì trường hợp doanh nghiệp có hàng hoá xuất khẩu đã có xác nhận của cơ quan hải quan nhưng không đảm bảo thủ tục thanh toán qua ngân hàng thì doanh nghiệp không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết và thực hiện.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.