BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1615/BGTVT-KCHT | Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2009 |
Kính gửi: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Xét đề nghị của Ban quản lý dự án Giao thông nông thôn tỉnh Hải Dương tại công văn số 481/CV – GTNT ngày 13 tháng 10 năm 2008 về việc thành lập đường ngang tại Km 70 + 772 hoặc tại Km 70 + 918 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng; công văn số 1348/UBND – VP ngày 05 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương xin thành lập đường ngang có sử dụng lâu dài tại Km 70 + 772 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng và ý kiến của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về vấn đề kể trên (công văn số 404/ĐS – CSHT ngày 12 tháng 03 năm 2009) trong dự án đầu tư xây dựng công trình đường giao thông từ quốc lộ 5 vào nhà máy chế biến phân rác hữu cơ từ rác thải sinh hoạt của tỉnh Hải Dương do Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn tỉnh Hải Dương làm đại diện chủ đầu tư. Sau khi nghiên cứu, xem xét, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:
1. Do dự án đầu tư xây dựng công trình đường giao thông từ quốc lộ 5 vào nhà máy chế biến phân rác hữu cơ là dự án cấp thiết, phục vụ dân sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương, có nút giao cắt cùng mức giữa đường sắt tuyến Gia Lâm – Hải Phòng tại km 70 + 772 (lý trình đường sắt) với quốc lộ 5 tại Km 66 + 192 (lý trình đường bộ), vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông khi chưa có điều kiện xây dựng nút giao khác mức tại vị trí đường ngang này đồng thời để làm giảm thiểu tai nạn giao thông tại đường ngang dân sinh tại Km 70 + 918 (lý trình đường sắt), Bộ Giao thông vận tải đồng ý cho phép xây dựng đường ngang cấp III có người gác phòng vệ bằng dàn chắn tại Km 70 + 918 trên tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng.
2. Giao Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam xem xét hồ sơ đề nghị cấp phép, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế các yếu tố không bảo đảm theo quy định của Điều lệ đường ngang và ra quyết định cho phép thành lập đường ngang cấp III phòng vệ bằng dàn chắn tại Km 70 + 918 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng.
Đường ngang tại km 70 + 918 phải đảm bảo các thông số kỹ thuật chủ yếu sau đây:
- Góc giao cắt: 900;
- Bề rộng đường là: 12m; trong đó: Bề rộng mặt đường Bm : 7m ; bề rộng lề đường Blề : 2×2,5m.
- Trắc dọc đường bộ:
+ Bên phải đường sắt theo lý trình: 0%
+ Bên trái đường sắt theo lý trình: ≤ 6%
3. Kinh phí khảo sát, thiết kế, xây dựng đường ngang do Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn tỉnh Hải Dương chịu trách nhiệm chi trả cho đơn vị thực hiện.
4. Kinh phí quản lý, bảo trì đường ngang và tổ chức phòng vệ đường ngang do Công ty Quản lý đường sắt Hà – Hải và Công ty TTTH đường sắt Hà Nội thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo kế hoạch nhà nước cân đối hàng năm cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
5. Giao Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn chủ đầu tư xây dựng đường ngang tại Km 70 + 918 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng lắp đặt đầy đủ các công trình, thiết bị đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên quốc lộ 5 theo quy định tại khu vực đường ngang.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phối hợp thực hiện việc xây dựng đường ngang nói trên để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.