UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1318/UB-ĐB | TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2004 |
Kính gửi:
| - Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Xét đề nghị của Sở Tài chính về việc giải quyết vướng mắc và điều chỉnh bổ sung một số nội dung quy định trong chính sách bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố (các công văn số 376/TC-BVG ngày 19 tháng 01 năm 2004, số 565/TC-BVG-HĐTĐĐB ngày 09 tháng 02 năm 2004).
Căn cứ kết luận của Thường trực Uỷ ban nhân dân thành phố tại cuộc họp ngày 04 tháng 02 năm 2004 (Thông báo số 33/TB-VP ngày 11 tháng 02 năm 2004 của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố).
Uỷ ban nhân dân thành phố có ý kiến chỉ đạo như sau:
I - Đối với trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 (ngày Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành) trở về sau:
1. Trường hợp người đang sử dụng đất ở bị thu hồi có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất nông nghiệp:
a. Nếu tự chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất ở và xây dựng nhà để ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước mốc thời điểm cuối cùng được tính bôi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất ở theo Phương án bồi thường được duyệt (trước thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp trước ngày có Quyết định thu hồi đất đã bị điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý có liên quan như: Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân thành phố, Quyết định điều chỉnh di chuyển dân cư của Uỷ ban nhân dân thành phố vi phạm quy hoạch, hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt và công bố, không được bồi thường thiệt hại về đất ở nhưng được hỗ trợ thiệt hại về đất ở theo diện tích thực tế sử dụng nhưng không quá hạn mức đất ở theo quy định.
b. Trường hợp đã vi phạm quy hoạch, hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, thì chỉ được xét hỗ trợ thiệt hại về đất theo diện tích xây dựng nhà, công trình kiến trúc khác theo hiện trạng nhưng không quá hạn mức đất ở theo quy định.
c. Các trường hợp sử dụng đất nêu tại điểm a và b nêu trên, nếu đã bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính, chỉ được xét hỗ trợ thiệt hại về đất theo diện tích xây dựng nhà, công trình kiến trúc khác theo hiện trạng nhưng không quá hạn mức đất ở theo quy định.
d. Phần diện tích đất còn lại ngoài phần diện tích được hỗ trợ theo đất ở nêu tại điểm a, b, c nêu trên (nếu có), được tính hỗ trợ theo phương thức bồi thường đất nông nghiệp quy định tại Phương án.
2. Trường hợp người đang sử dụng đất ở bị thu hồi không có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất nông nghiệp (mua bán sang nhượng đất nông nghiệp không hợp pháp), tự chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất ở và xây dựng nhà để ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước thời điểm cuối cùng được tính bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất ở, và không vi phạm quy hoạch, hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt và công bố, không được bồi thường thiệt hại về đất ở, nhưng được xét hỗ trợ thiệt hại về đất ở theo diện tích xây dựng nhà, công trình kiến trúc khác theo hiện trạng như sau:
a. Nếu diện tích xây dựng nhà, công trình kiến trúc khác bằng hoặc lớn hơn hạn mức đất ở theo quy định thì tính hỗ trợ đất ở không quá hạn mức đất ở theo quy định và không vượt quá diện tích đát ở bị thu hồi.
(Ví dụ: hộ có diện tích đất ở 300m2, diện tích xây dựng 280m2 thì tính hỗ trợ đất ở không quá hạn mức đất ở là 160m2/hộ, hoặc 200m2/hộ, hoặc 250m2/hộ tuỳ theo địa bàn).
b. Nếu diện tích xây dựng nhà, công trình kiến trúc khác nhỏ hơn hạn mức đất ở theo quy định thì tính hỗ trợ đát ở theo diện tích xây dựng nhà, công trình kiến trúc khác theo các trường hợp sau:
b.1. Nếu diện tích xây dựng nhà, công trình kiến trúc khác lớn hơn 100m2/hộ thì tính hỗ trợ theo diện tích thực tế xây dựng.
(Ví dụ: hộ có diện tích đất ở 150m2, diện tích xây dựng 120m2 thì tính hỗ trợ đất ở 120m2).
b.2. Nếu diện tích xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 100m2/hộ thì tính hỗ trợ đất ở theo thực tế sử dụng nhưng không quá 100m2/hộ.
(Ví dụ: hồ có diện tích đất ở 150m2, diện tích xây dựng 80m2 thì tính hỗ trợ đất ở 100m2 hoặc hộ có diện tích đất ở 80m2, diện tích xây dựng 50m2 thì tính hỗ trợ đất ở 80m2).
b.3. Mức diện tích đất ở để tính hỗ trợ của 02 trường hợp trên (b.1 và b.2) không vượt quá diện tích đất ở bị thu hồi.
3. Đối với phần diện tích đất còn lại ngoài phần diện tích được hỗ trợ theo đất ở nêu tại Khoản 1 và 2 nêu trên (nếu có) được tính hỗ trợ theo phương thức bồi dưỡng đất nông nghiệp quy định Phương án được duyệt.
II. ĐỐI VỚI NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC:
1. Về diện tích đất để tính hỗ trợ đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị thu hồi toàn bộ:
a. Diện tích đất để tính hỗ trợ là diện tích ghi trong giấy tờ hợp lệ (quyết định tạm cấp, tạm giao, giấy cấp nhà, hợp đồng thuê nhà của cơ quan có thẩm quyền).
b. Trường hợp quy định của cơ quan có thẩm quyền tạm cấp, tạm giao, giấy cấp nhà, hợp đồng thuê nhà không ghi rõ diện tích khi cho thuê, hoặc trường hợp diện tích ghi trong quyết định tạm cấp, tạm giao, giấy cấp nhà, hợp đồng thuê nhà nhỏ hơn diện tích đang sử dụng thì cơ quan ký quyết định, ký hợp đồng cho thuê phải xác định lại diện tích thật cụ thể để làm cơ sở tính hỗ trợ: Hỗ trợ bằng 60% đơn giá đất ở để tính bồi thường với mức diện tích theo thực tế sử dụng được xác nhận có nguồn gốc không chiếm dụng, nhưng không lớn hơn hạn mức đất ở quy định, phần diện tích ngoài hạn mức quy định (nếu có) không xét hỗ trợ.
c. Trường hợp diện tích ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền tạm cấp, tạm giao, giấy cấp nhà, hợp đồng thuê nhà lớn hơn hạn mức đất ở quy định:
+ Đối với phần diện tích trong hạn mức đất ở quy định: hỗ trợ bằng 60% đơn giá đất ở để tính bồi thường.
+ Đối với phần diện tích ngoài hạn mức đất ở quy định: hỗ trợ bằng 60% đơn giá đất ở để tính bồi thường, trừ đi 100% tiền sử dụng đất phải nộp theo quy định.
2. Trường hợp nhà ở thuộc sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước bị thu hồi một phần:
a. Các trường hợp nhà ở thuộc sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước bị thu hồi một phần đất ỏ nhà ở và còn sử dụng để ở lại được thì người đang sử dụng được tính bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đối với phần diện tích đất ở bị thu hồi như trường hợp nhà ỏ thuộc sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước bị thu hồi toàn bộ (trường hợp bị thu hôi một phần diện tích đất ở trong các dự án đầu tư cai tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới đường giao thông bộ thì thực hiện theo quy định riêng của Uỷ ban nhân dân thành phố).
b. Bồi thường, hỗ trợ phần giá trị xây dựng nhà bị phá dỡ:
Đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước: hỗ trợ bằng tiền với mức bằng 100% đơn giá xây dựng mới quy định tại các Quyết định số 5184/QĐ-UB-KT ngày 09 tháng 11 năm 1996, số 5675/QĐ-UB-KT ngày 24 tháng 10 năm 1998 và số 15/2001/QĐ-UB ngày 23 tháng 02 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc ban hành bảng giá chuẩn tối thiểu trị giá nhà để tính lệ phí trước bạ, nhân với hệ số 1,2 để chủ hộ tự xây dựng lại tương đường với kết cấu phần hiện trạng cũ bị phá dỡ, hoặc cơ quan quản lý căn nhà bị phá dỡ lập dự toán và xây dựng lại mặt tiền nhà (hoặc hông nhà, phía sau nhà...) theo kết cấu phần hiện trạng cũ bị phá dỡ.
Đối với nhà ở thuộc sở hữu tư nhân: thực hiện theo quy định hiện hành.
III. Đối với trường hợp đất ở có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, hoặc đất ở không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất nhưng đã sử dụng ổn định, không tranh chấp, có nguồn gốc không chiếm dụng, nằm trong lộ giới, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định:
1. Về lộ giới phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên căn cứ để tính bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về nhà ở, đất ở nằm trong lộ giới là mốc thời điểm xây dựng nhà và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất khác (đất nông nghiệp, đất chuyên dùng...) thành đất ỏ (được cơ quan có thẩm quyền cho phép) trước hay sau thời điểm công bố lộ giới (để xác định “lộ giới có trước, nhà có sau” hoặc “nhà có trước, lộ giới có sau”).
2. Nhà ở, đất ở xây dựng, nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho, tặng từ đất ở (theo quy định của pháp luật) trước ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố lộ giới thì phần diện tích nằm trong lộ giới vẫn được tính bồi thường theo trường hợp không vi phạm lộ giới.
3. Nhà ở, đất ở có thời điểm tạo lập trước ngày công bố lộ giới, nhưng việc thừa kế, cho, tặng đất ở này (theo quy định của pháp luật) thực hiện từ ngày công bố lộ giới trở về sau, thì vẫn được tính bồi thường theo khoản 2 nêu trên.
Các trường hợp nhận chuyển nhượng nhà ở, đất ở sau thời điểm công bố lộ giới nhưng nhà ở này đã có trước ngày công bố lộ giới thì đối với diện tích nằm trong lộ giới không được công nhận khi mua bán thì được tính hỗ trợ 50% mức bồi thường, hỗ trợ của trường hợp đất ở nằm ngoài lộ giới.
IV. VỀ GIAO NHIỆM VỤ CÁC SỞ - NGÀNH THÀNH PHỐ:
1. Sở Tài chính (Hội đồng thẩm định bồi thường, giải phóng mặt bằng thành phố) chủ trì cùng các Sở - Ngành và Uỷ ban nhân dân quận - huyện có liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Quyết định trình Uỷ ban nhân dân thành phố theo nội dung chỉ đạo của Thường trực Uỷ ban nhân dân thành phố tại khoản 2 Thông báo số 33/TB-VP ngày 11 tháng 02 năm 2004 của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố.
- Về dự thảo Quy định tạm thời về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố yêu cầu Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân thành phố chậm nhất vào ngày 15 tháng 3 năm 2004. Trước ngày 25 tháng 3 năm 2004, Thường trực Uỷ ban nhân dân thành phố sẽ nghe báo cáo lần 1 và trước ngày 01 tháng 4 năm 2004 sẽ tổ chức cuộc họp các sở-ngành, quận- huyện nghe báo cáo lần 2 trước khi ký ban hành.
2. Về giải toả một phần nhà ở, đất ở khi thực hiện các dự án đầu tư cải tạo nâng cấp mở rộng, xây dựng mới đường giao thông bộ: giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan dự thảo Chỉ thị trình Uỷ ban nhân dân thành phố vào ngày 20 tháng 3 năm 2004 theo nội dung chỉ đạo của Thường trực Uỷ ban nhân dân thành phố tại điểm thứ nhất khoản 4 Thông báo số 33/TB-VP ngày 11 tháng 02 năm 2004 của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố.
V. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những dự án đã được Uỷ ban nhân dân thành phố hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành Quy định về bồi thường hoặc phê duyệt phương án bồi thường và đang bồi thường dở dang thì tiếp tục bồi thường theo Quy định hoặc theo phương án đã được phê duyệt. Trong trường hợp dự án triển khai quá lâu, trên địa bàn rộng lớn, có nảy sinh các bất hợp lý lớn thì chủ đầu tư có thể kiến nghị trình Uỷ ban nhân dân thành phố điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.