BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/BGTVT-PCLB&TKCN | Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2009 |
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông
Phúc đáp công văn số 4188/BTTTT-VT ngày 22/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) về việc báo cáo sơ kết công tác triển khai Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg , Bộ Giao thông vận tải báo cáo như sau:
Căn cứ vào Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) có 02 dự án thành phần gồm: Dự án Nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật hệ thống các Đài thông tin duyên hải và Dự án Xây dựng Trung tâm quản lý tàu, thuyền vận tải và cơ sở dữ liệu tàu, thuyền vận tải.
Đối với dự án Xây dựng trung tâm quản lý tàu, thuyền vận tải và CSDL tàu, thuyền vận tải”
Đây là dự án triển khai nhằm xây dựng CSDL quốc gia về tàu thuyền vận tải. Tích hợp các hệ thống quản lý tàu thuyền hiện có thành một hệ thống thông tin thống nhất, đồng thời xây dựng hạ tầng mạng cho phép các đơn vị liên quan cập nhật, tra cứu chia sẻ dữ liệu.
Ngày 29/02/2008, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định số 507/QĐ-BGTVT về việc cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư lập dự án đầu tư Xây dựng Trung tâm quản lý tàu, thuyền vận tải và cơ sở dữ liệu tàu thuyền vận tải. Bộ GTVT đã giao Cục Hàng hải VN làm chủ đầu tư.
Hiện nay, Ban quản lý dự án (PMU-GMDSS) đã tiến hành các thủ tục tổ chức đấu thầu và lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư. Dự kiến trong quý I năm 2009 sẽ hoàn thành việc lập dự án đầu tư.
Đối với dự án “Nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật hệ thống các Đài thông tin duyên hải”
Hệ thống các đài Thông tin Duyên hải (TTDH) Việt nam bao gồm 32 đài TTDH được đầu tư, xây dựng theo Quyết định số 597/TTg ngày 30/07/1997 của Thủ tướng Chính phủ, tổng mức đầu tư là 34 triệu đô la Mỹ sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và 48,4 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước. Dự án có cấu hình kỹ thuật đáp ứng theo tiêu chuẩn Hệ thống thông tin An toàn và Cấp cứu Hàng hải Toàn cầu (GMDSS) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). Hệ thống đài theo dự án bao gồm 2 phần: phía Bắc (từ Móng Cái đến Đà Nẵng, được đầu tư xây dựng từ năm 1997 và hoàn thành, đưa vào họat động năm 2001) và phía Nam (từ Quảng Ngãi đến Hà Tiên, được đầu tư xây dựng từ năm 2000 và hoàn thành, đưa vào hoạt động từ năm 2005) do Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (VISHIPEL) quản lý và khai thác. Hệ thống đài của dự án TTDH đã đáp ứng mục tiêu ban đầu đề ra là trực canh thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn đối với các phương tiện vận tải, hành khách hành trình trên tuyến hàng hải nội địa và quốc tế.
Hệ thống các đài TTDH Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển và đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho các phương tiện hoạt động trên biển như: Duy trì trực canh 24/24 giờ trên các tần số cấp cứu quốc gia và quốc tế theo GMDSS; Xử lý kịp thời các báo động cấp cứu thu nhận được và phối hợp với các tổ chức liên quan; Phát các bản tin an toàn hàng hải (MSI) gồm: cảnh báo hành hải, thông báo khí tượng, dự báo thời tiết,... cho các phương tiện hoạt động trên biển; Cung cấp thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành, phối hợp tìm kiếm cứu nạn (TKCN) giữa các tổ chức TKCN và các phương tiện TKCN, phương tiện bị nạn. Không những thế, hệ thống đài TTDH còn đóng vai trò thông tin huyết mạch trong công tác phối hợp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, là một thành phần quan trọng trong quá trình tổ chức thông tin phòng chống thiên tai và đã được Chính phủ giao nhiệm vụ tại Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ ban hành kèm theo Quyết định số 245/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 và Quy chế Phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án Phát triển hệ thống các đài thông tin duyên hải Việt Nam đã hoàn chỉnh, đã đưa vào sử dụng và khai thác hiêu quả như đã nói ở trên, nhưng việc thực hiện thủ tục quyết toán vốn đầu tư chưa xong (đã quyết toán xong giai đoạn1), nên Bộ GTVT chưa cho phép thực hiện ngay dự án Nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật hệ thống các đài Thông tin Duyên hải.
Tuy nhiên, Để phát huy hơn nữa hiệu quả của dự án TTDH, Cục Hàng hải Việt Nam đang đề xuất nghiên cứu hoàn thiện dự án này để phát huy tối đa hiệu quả của dự án “Nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật hệ thống các đài Thông tin Duyên hải”, nằm trong tổng thể quy hoạch tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển của quốc gia (do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007. Đây là dự án được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống thông tin duyên hải, kết nối thông tin với mạng lưới viễn thông quốc gia phục vụ đa ngành nghề trong công tác thông tin phục vụ tìm kiếm cứu nạn và phòng chống thiên tai trên biển thông qua việc đầu tư các hạng mục, cụ thể như sau:
- Thiết lập các tuyến kết nối đến các cơ quan chuyên ngành: Các tuyến kết nối thông tin từ Hệ thống các đài TTDH đến Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Bộ GTVT và đến Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải để trao đổi các nghiệp vụ thông tin.
- Thiết lập tuyến kết nối dự phòng cho các tuyến kết nối giữa các Trạm thu, Trạm phát và Trung tâm điều khiển: để đảm bảo tính dự phòng và tăng khả năng sẵn sàng của hệ thống.
- Tách các vị trí thu phát cho các đài loại III và nâng công suất phát xạ cho đài TTDH Đà Nẵng: để đáp ứng nhu cầu mở rộng dung lượng thông tin theo nhu cầu phát triển của thực tế.
Dự kiến trong năm 2009 sẻ làm công tác chuẩn bị để triển khai dự án.
Bộ Giao thông vận tải rất mong được sự quan tâm và phối hợp triển khai của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỎNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.