TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1275/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2006 |
Kính gửi: Cục hải quan các tỉnh, thành phố
Việt Nam đang trong giai đoạn quyết định của quá trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Một trong những vấn đề lớn nhất mà các đối tác lớn đặc biệt quan tâm là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định về các khía cạnh có liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) là một trong bốn Hiệp định cơ bản WTO mà các thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện.
Trong những năm qua, Tổng cục Hải quan đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã xây dựng được một hệ thống các văn bản pháp luật (gồm Luật Hải quan, Nghị định, Thông tư liên tịch, các văn bản hướng dẫn khác) tương đối đầy đủ, tiếp cận các quy định của các Hiệp định TRIPS, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) và Luật mẫu của Tổ chức hải quan thế giới (WCO Model Law); hình thành được một đội ngũ công chức chuyên trách về sở hữu trí tuệ ở Tổng cục hải quan và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn, hội thảo, đào tạo ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài cho số cán bộ chuyên trách Hải quan một số địa phương cũng đã quan tâm đến vấn đề này, đã phát hiện một số trường hợp xâm phạm về nhãn hiệu hàng hóa, sao chép trái phép các tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, về chỉ dẫn địa lý, điển hình là vụ xâm phạm nhãn hiệu thuốc lá do Hải quan Đà Nẵng phát hiện, vụ nhãn hiệu xe máy do Cục Hải quan Bình Định phát hiện, vụ giả mạo chỉ dẫn địa lý lô hàng máy điều hòa nhiệt độ do Cục Hải quan Hải Phòng phát hiện, phối hợp giữa Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và chủ sở hữu trong việc ngăn chặn xâm p hạm nhãnhiệu bóng đèn Osram, v.v…
Tuy nhiên, trong khi tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho chủ sở hữu, ảnh hưởng môi trường đầu tư, gây thiệt hại người tiêu dùng và trong khi các lực lượng khác (Quản lý thị trường, Công an) đã hoạt động có hiệu quả thì nhìn chung, lãnh đạo một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các Chi cục Hải quan chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này.
Trước yêu cầu bức xúc của tình hình và nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình hành động 168/CTHĐ/VHTT-KH&CN-NN&PTNT-TC-TM-CA về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2010 của Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Công an, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung dưới đây:
1. Tổ chức cho cán bộ công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo tập huấn, nghiên cứu nắm vững mục tiêu, yêu cầu và triển khai thực hiện các quy định của pháp luật (Luật Hải quan, Luật SHTT Nghị định 154/NĐ-CP ngày 15/12/2005, TTLT 58/2003/BVHTT-BTC ngày 17/10/2003, TTLT 129/2004/BTC-BKHCN ngày 29/12/2004) các chỉ đạo của ngành về quyền sở hữu trí tuệ và thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Hải quan, trước hết là đối với nhãn hiệu hàng hóa và quyền tác giả đối với các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, âm nhạc.
2. Bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn để các chủ sở hữu thực hiện đúng thủ tục khi có đơn đề nghị cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho mình, đồng thời tập huấn, cung cấp tài liệu, hướng dẫn công chức Hải quan nhận biết hàng thật và hàng xâm phạm để việc phát hiện được nhanh chóng, chính xác.
3. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn (Sở Khoa học Công nghệ, Sở Văn hóa Thông tin, Quản lý thị trường, Công an…) phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
4. Tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố phân công một lãnh đạo Cục phụ trách, tại Chi cục Hải quan phân công một lãnh đạo Chi cục phụ trách để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này ở đơn vị.
5. Tổng Cục Hải quan đã tiếp tục đào tạo kién thực chuyên sâu cho số cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ, kể cả cấp lãnh đạo Chi cục của Hải quan các tỉnh, thành phố. Các đơn vị phải sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức này, tạo điều kiện cho họ hoạt động, làm nòng cốt, tham mưu cho Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ tại đơn vị.
6. Mỗi tháng một lần, vào ngày làm việc cuối cùng của tháng, các đơn vị báo cáo, Tổng cục Hải quan (qua Vụ Giám sát quản lý) với nội dung chủ yếu sau: số lượng đơn đề nghị (kèm danh sách tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền nộp đơn), số lượng các trường hợp tạm dừng làm thủ tục hải quan, số lượng các trường hợp phát hiện xâm phạm, việc xử lý các trường hợp xâm phạm, các hoạt động khác về sở hữu trí tuệ trong tháng. Ngoài báo cáo định kỳ hàng tháng, mỗi khi có vụ việc cụ thể, các đơn vị cần làm báo cáo nhanh để Tổng cục nắm và có chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời. Báo cáo gửi theo địa chỉ thư điện tử leth@customs.gov.vn
Yêu cầu Cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo trên.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.