BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1260/LĐTBXH-LĐVL | Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2004 |
Kính gửi: Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Khánh Hoà
Trả lời công văn số 113/KCN ngày 09/4/2004 của quý Ban về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Cụm từ “những ngày người lao động không được làm việc” quy định tại Khoản 1 Điều 41 của Bộ luật Lao động được hiểu là khoảng thời gian người lao động không được làm việc kể từ ngày bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng đến ngày được nhận trở lại làm việc (trừ những ngày nghỉ hàng tuần không có lương). Ví dụ Ông A bị Công ty B đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật từ ngày 15/3/2004 và đến ngày 20/4/2004 Công ty B đã nhận Ông A trở lại làm việc. Khoảng thời gian này có tất cả 35 ngày, trong đó:
- Trường hợp Công ty B áp dụng chế độ làm việc 6 ngày/tuần, thì Ông A có 31 ngày không được làm việc (có 5 ngày là ngày nghỉ hàng tuần);
- Trường hợp Công ty B áp dụng chế độ làm việc 5 ngày/tuần, thì Ông A có 26 ngày không được làm việc (có 10 ngày là ngày nghỉ hàng tuần).
2. Khoản tiền bồi thường thêm quy định tại đoạn khoản 1 Điều 41 của Bộ luật Lao động là khoản tiền phụ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên, nên không có hướng dẫn về cách tính khoản tiền này./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.