BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/BXD-KTQH | Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2008 |
Kính gửi: Sở Xây dựng Tiền Giang
Trả lời công văn số 45/SXD-NĐ ngày 25/01/2008 của Sở Xây dựng Tiền Giang về việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1/ Về cơ quan lập Quy chế quản lý kiến trúc đô thị:
Tại mục a,b khoản 3, Điều 5 Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2007/NĐ-CP) có quy định “ a) Uỷ ban nhân dân các thành phố là đô thị từ loại 1 trở lên tổ chức lập, phê duyệt, ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng. b) Uỷ ban nhân dân các thành phố là đô thị từ loại 2, loại 3 và các thị xã, quận tổ chức lập Quy chế quản lý KTĐ, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt ”; tại khoản 1 phần II Thông tư số 08/2007/TT-BXD có hướng dẫn: “ Đối với Quy chế cấp 1: UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở QHKT (Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh), Sở Xây dựng (các tỉnh còn lại) tổ chức lập Quy chế và điều chỉnh bổ sungQuy chế trong trường hợp cần thiết..”; tại mục a, khoản 2 phần II “…Đối với các đô thị từ loại 2 trở xuống UBND cấp tỉnh phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý KTĐT sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng.”. Như vậy, các quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt Quy chế quản lý KTĐT đã nêu trong Nghị định số 29/2007 và Thông tư số 08/2009 hoàn toàn phù hợp, không có sự mâu thuẫn.
Cần lưu ý UBND các thành phố là cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập Quy chế quản lý KTĐT, không phải là cơ quan trực tiếp lập Quy chế. Do Quy chế có liên quan trực tiếp với các ngành kiến trúc quy hoạch nên UBND tỉnh hoặc Thành phố có thể giao trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn như: Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), Sở Xây dựng (các tỉnh còn lại) làm đầu mối, được UBND Thành phố uỷ quyền để chỉ đạo, giám sát cơ quan trực tiếp lập Quy chế. Việc lựa chọn đơn vị trực tiếp lập Quy chế quản lý KTĐT nên giao cho các đơn vị tư vấn đã tham gia lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị v.v..hoặc các tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
2/ Các điều kiện để lập Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị bao gồm : Quy chế cấp 1 được lập cho toàn thành phố, trên cơ sở QHCXD được phê duyệt. Quy chế này chỉ quy định chủ yếu về quản lý KTĐT cho từng khu vực trong đô thị được phân chia theo tính chất ( bảo tồn, cải tạo, phát triển mở rộng v.v..). Quy chế cấp 2 là các quy định về quản lý KTĐT cho từng khu chức năng theo các đơn vị hành chính. Đối với đô thị loại 2 trở lên cần phải lập Quy chế cấp 1 và cấp 2, đối với các đô thị từ loại 3 trở xuống có thể kết hợp cả cấp 1 và cấp 2 làm một Quy chế. Đối với thành phố Mỹ Tho (đô thị loại 2) cần lập Quy chế cấp 1 và cấp 2, đối với thị xã Gò Công (đô thị loại 4) có thể lập 1 Quy chế (kết hợp cấp 1 và cấp 2) trên cơ sở QHCXD Thành phố, Thị xã đã được phê duyệt nhưng cần cập nhật các tình hình mới, các chủ trương mới về phát triển đô thị, các nghiên cứu về Thiết kế đô thị để đề ra các quy định phù hợp cho việc quản lý đầu tư xây dựng.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.