BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 1173/LĐTBXH-PCTNXH | Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2002
|
Kính gửi: | Sở Lao động Thương binh và Xã hội Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Thực hiện chủ trương từng bước xã hội công tác phòng chống tệ nạn xã hội gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư", ngày 9/6/1999 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành kế hoạch liên ngành số 183/KHLN về việc hướng dẫn tổ chức phong trào "Toàn dân phòng ngừa tệ nạn xã hội, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ gái mại dậm, người nghiện ma tuý và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS ở khu dân cư". Qua gần 3 năm thực hiện kế hoạch liên ngành, bước đầu thu được những kết quả nhất định. Nhiều xã phường đã tích cực phát động phong trào làm chuyển biến đại bàn, giáo dục, giúp đỡ, tạo việc làm, hội nhập cộng đồng cho nhiều đối tượng mại dâm, nghiện ma tuý. Tuy nhiên, một số địa phương do chưa có sự phối hợp giữa cơ quan chức năng với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, tổ chức xã hội nên kết quả còn hạn chế.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm, phòng chống tệ nạn ma tuý giai đoạn 2001 - 2005, ngày 31/1/2002 Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có công văn số 33/2002MTTW thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sơ kết - đánh giá công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch liên ngành 183 nhằm đúc kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Sở phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức đánh giá 3 năm thực hiện Kế hoạch 183 (có đề cương kèm theo) và gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Phòng chống tệ nạn xã hội) trước ngày 30/8/2002 để tổng hợp và xin ý kiến UBQG phòng chống AIDS, phòng chống ma tuý, mại dâm về việc tiếp tục chỉ đạo triển khai hoạt động phối kết hợp.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ BA NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LIÊN TỊCH 183 (6.1999 - 6.2002)
(Kèm theo Công văn số 1173LĐ-TBXH-PCTNXH ngày 23 tháng 04 năm 2002)
A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
I/ MỤC ĐÍCH:
Đúc rút những bài học kinh nghiệm về phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch liên tịch giữa ngành LĐ-TBXH và MTTQ Việt Nam các cấp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác PCTNXH gắn với phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở".
II/YÊU CẦU:
Căn cứ vào nội dung của kế hoạch 183 để khẳng định, đánh giá cụ thể trách nhiệm, vai trò của ngành LĐ-TBXH phối hợp với MTTQ chủ trì các cấp.
- Nêu rõ những nội dung, hoạt động nào có hiệu quả.
- Những khó khăn, hạn chế và vướng mắc trong quá trình triển khai, cùng với nguyên nhân chủ quan, khách quan, từ đó đề ra những kiến nghị phối hợp có hiệu quả.
B/ NỘI DUNG BÁO CÁO:
I/ PHỐI HỢP TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG.
1/ Đánh giá sự phối hợp kiểm tra việc phổ biến, quán triệt mục đích yêu cầu nội dung và các biện pháp cụ thể của kế hoạch 183 ở từng cấp, đặc biệt là ở cấp xã, phường.
- Xác định các hình thức vận đọng, biện pháp có tổ chức phối hợp tuyên truyền thường xuyên và có hiệu quả trên địa bàn. Đánh giá cụ thể vai trò chủ trì hoặc phối hợp của ngành LĐ-TBXH, MTTTQ các cấp trong việc tổ chức thực hiện, triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động nói trên.
2/ Phối hợp tham gia phát hiện, giám sát đối tượng TNXH trên địa bàn.
- Các hình thức, biện pháp tổ chức phối hợp, tham gia cùng các ngành hữu quan triển khai thực hiện NĐ 87, 88 góp phần kiểm soát địa bàn.
- Đánh giá các phương pháp vận động, hướng dẫn nhân dân phát hiện đối tượng TNXH trên địa bàn trong phạm vi, vai trò chủ trì của MTTQ và phối hợp, tham gia từ góc độ quản lý Nhà nước của ngành LĐ-TBXH.
- Đánh giá các biện pháp tổ chức tổng hợp, xử lý thông tin, phản ánh của dân góp phần kiểm soát thực trạng TNXH trên địa bàn.
3/ Phối hợp quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng.
- Các phương pháp tiếp cận đối tượng TNXH có hiệu quả.
- Bài học kinh nghiệm, mô hình điển hình trong quản lý giáo dục đối tượng theo NĐ 19CP và NĐ 20CP. Trên địa bàn xã, phường.
* Mô hình phối hợp giữa đoàn thể, gia đình, ngành liên quan.
* Mô hình lồng ghép giữa quản lý giáo dục và các chương trình KT-XH hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng hoàn lương.
* Mô hình tư vấn, quản lý giúp đỡ thông qua các nhận thức hoạt động (CLB trên địa bàn do đoàn thể, ngành tổ chức).
* Mô hình xã hội quản lý địa bàn chuyển hoá tệ nạn xã hội.
* Mô hình giải quyết việc làm, hội nhập cộng đồng.
4/ Phối hợp quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn.
- Nêu rõ các biện pháp triển khai kết hợp giữa quản lý Nhà nước với phong trào xã hội trong quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn.
II/ NÊU RÕ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ.
- Những bài học cụ thể trong công tác phối hợp giữa ngành LĐ-TBXH và MTTQ các cấp. Những thuận lợi, khó khăn cần có sự tham gia giải quyết của Chính quyền các cấp.
- Những nguyên nhân của hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai phối hợp thực hiện kế hoạch liên ngành 183.
- Những kiến nghị cụ thể đối với MTTQ các cấp.
- Những kiến nghị cụ thể đối với ngành LĐ-TBXH các cấp.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Sở LĐ-TBXH phối hợp MTTQ Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW, hướng dẫn và tổ chức đánh giá từ cấp xã phường và tổng hợp báo cáo theo ngành dọc.
Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ LĐ-TBXH sẽ tổ chức phối hợp kiểm tra, đánh giá cụ thể ở một số địa phương trọng điểm (Kế hoạch sẽ thông báo sau).
| BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.