BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/CV-BNN-LN | Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2005 |
CÔNG VĂN
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT GỖ LÀM NHÀ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 134/2004/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 1866/CP-NN ngày 9/12/2004 về việc giải quyết gỗ làm nhà theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điểm như sau:
1/ Về phương pháp tiến hành:
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Ban chỉ đạo 134 của tỉnh phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị có đồng bào dân tộc thiểu số trong diện được hỗ trợ gỗ làm nhà theo Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai một số công việc:
- Hướng dẫn UBND xã, ban chỉ đạo 134 cấp cơ sở bình xét đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo từ thôn, bản (theo tiêu chí của Bộ Lao động Thương binh Xã hội) hiện chưa có nhà, hoặc có nhà nhưng đã hư hỏng, dột nát cần được hỗ trợ gỗ để làm nhà mới, hoặc sửa chữa nhà cũ đảm bảo công khai, công bằng dân chủ. Trong đó chia ra hai loại:
+ Loại sinh sống ở gần rừng (là rừng sản xuất, rừng phòng hộ do nhà nước quản lý, hoặc rừng đã giao cho người dân nhận khoán quản lý bảo vệ) có thể được hỗ trợ toàn bộ gỗ để làm nhà mới, hoặc sửa chữa nhà cũ.
+ Loại sinh sống ở thành thị, thị tứ và ở xa rừng, tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể hỗ trợ một phần gỗ, số còn lại sẽ được thay thế bằng các vật liệu khác cho phù hợp và tiết kiệm gỗ.
- Tổng hợp nhu cầu về gỗ hỗ trợ theo địa bàn từng xã, huyện và tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh lập kế hoạch sử dụng gỗ của địa phương trong năm 2005, 2006 gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT để theo dõi. Mức gỗ hỗ trợ cụ thể cho mỗi hộ làm nhà mới, hoặc sửa chữa nhà cũ, do UBND tỉnh quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế và tập quán ở địa phương.
2/ Về nguồn gỗ:
+ Ở những tỉnh có kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên: căn cứ kế hoạch khai thác gỗ do Bộ Nông nghiệp và PTNT thông báo và nguồn gỗ tận thu, tận dụng (do xây dựng cơ sở hạ tầng), đề nghị UBND tỉnh cân đối phân bổ cho các nhu cầu sử dụng gỗ của địa phương, trong đó ưu tiên cho nhu cầu hỗ trợ gỗ làm nhà của đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 134;
+ Đối với những tỉnh không có kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên, đề nghj UBND tỉnh sử dụng nguồn gỗ khai thác tận dụng, tận thu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng (hố đập thuỷ lợi, thuỷ điện, đường giao thông...), hoặc cho phép khai thác gỗ rừng trồng có nguồn gốc vốn ngân sách, để giải quyết nhu cầu hỗ trợ gỗ làm nhà.
Sau khi cân đối các nguồn vốn với nhu cầu gỗ làm nhà của địa phương, nếu còn thiếu, Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh chủ động giải quyết bằng các loại vật liệu khác.
3/ Về tổ chức thực hiện, tuỳ theo tình hình cụ thể ở địa phương, tỉnh quyết định áp dụng các hình thức sau:
a/ Hình thức khai thác tập trung: UBND tỉnh giao cho một đơn vị có chức năng (lâm trường, công ty khai thác, chế biến) thực hiện việc khai thác và chế biến thành chi tiết của từng loại nhà để cấp cho đồng bào dân tộc theo chỉ đạo của tỉnh.
b/ Hình thức khai thác tự làm: UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các huyện và Hạt kiểm lâm địa bàn trực tiếp hướng dẫn đồng bào tự khai thác tại các khu rừng nhận khoán quản lý, bảo vệ, hoặc ở các khu rừng được quy hoạch là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, do các Ban Quản lý rừng phòng hộ, UBND xã quản lý.
4/ Quy định cụ thể về quản lý khai thác gỗ phục vụ chương trình 134, thực hiện theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 7/1/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh để triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời giải quyết.
| TUQ. BỘ TRƯỞNG, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.