BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1133/TM-KHTK | Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2003 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 139/VPCP-QHQT ngày 14 tháng 3 năm 2003 về việc giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính tính toán kỹ lưỡng các mức tác động của việc tăng giá cước vận tải đối với sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam do diễn biến phức tạp xung quanh vấn đề I-rắc, Bộ Thương mại tổ chức họp bàn với đại diện của các Bộ liên quan theo tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại công văn nói trên, cụ thể gồm có:
- Ông Nguyễn Trọng Nghĩa- Phó vụ trưởng vụ Chính sách tài chính, Bộ Tài chính.
- Ông Ngô Hướng Lợi-Trưởng phòng Chính sách ngân sách, Bộ Tài chính.
- Bà Trịnh Minh Hiền- Chuyên viên Vụ pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải;
Sau khi phiên tích và tổng hợp ý kiến đóng góp của đại diện các Bộ liên quan, Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số nội dung như sau:
I. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ VẬN TẢI BIỂN
1. Nguy cơ thiệt hại về con người, phương tiện vận tải và hàng hoá tăng dẫn đến phí bảo hiểm phương tiện, con người, hàng hoá tăng mạnh (hiện nay mức phí bảo hiểm trung bình đã tăng 20-50%).
2. Kinh phí dịch vụ vận tải hàng hải gặp khó khăn do giá nhiên liệu cao trong khi các công ty vận tải phải cắt giảm hoặc thay thế các tuyến vận tải qua khu vực có chiến tranh bằng các tuyến vận tải khác làm tăng khoảng cách của nhiều tuyến vận tải.
3. Tác động của việc Hoa kỳ cấm vận Irắc đối với hàng hoá xuất khẩu của các nước vào Irắc, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế đã xuất hiện một số yếu tố diễn biến không theo dự tính trước đây về giá dầu thô và giá đồng Đôla Mỹ, cụ thể là:
1. Giá dầu thô và các sản phẩm hoá dầu (đặc biệt xăng, diesel, mazut) có khả năng sẽ không tăng do chiến tranh đã xảy ra, tâm lý dự trữ các loại hàng hoá nói trên để chuẩn bị đối phó trước khi chiến tranh xảy ra không còn nữa khiến nguồn cung không bị hạn chế như trong thời gian trước đây. đồng thời, giá dầu thô đã tăng đến mức rất cao (trên 40 USD/thùng) trong thời gian trước đây và hiện nay đang có xu hướng giảm dần.
2. Đồng đô la mỹ cũng bắt đầu tăng trong khi đồng Euro và Yên nhật lại có xu hướng giảm.
Đây cũng là những yếu tố trực tiếp tác động tới hoạt động kinh doanh của ngành hàng hải và hàng không nói chung và giá cước vận chuyển hàng hoá nói riêng.
II. CÁC TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Theo ý kiến của đại diện Bộ Giao thông Vận tải thì hiện nay tác động của chiến tranh tới hoạt động của ngành hàng hải và hàng không là không lớn vì:
- Cho tới nay chưa có dấu hiệu giá cước vận chuyển sẽ tăng, mức cung vẫn lớn hơn cầu.
- Số hợp đồng đã ký có thời hạn thực hiện trong tháng 3 không nhiều: chỉ có 2 hợp đồng đóng tàu cho I-Rắc đã được Liên hiệp Quốc đảm bảo thanh toán; 2 tàu chở gạo sang I-Rắc, 1 tàu 420 tấn đã cập cảng I-rắc nhưng chưa dỡ hàng, 1 tàu 800 tấn đã đến cảng Du bai và tạm thời hoãn lại; 1 tàu chở 7000 tấn sữa đang trên đường đến cảng I-Rắc; 1 tàu chở 1.000 tấn dầu ăn đã cập cảng I-Rắc nhưng chưa dỡ hàng.
- Các tuyến vận tải sẽ vẫn hoạt động bình thường hoặc hoạt động theo các tuyến dự phòng nếu có nhu cầu của khách hàng...
Với tình hình như vậy, có thể dự báo chiến tranh I-Rắc tác động đến vận tải làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là không lớn. Vì vậy, vấn đề cần tập trung hiện nay là những tác động sau chiến tranh đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể sẽ bao gồm việc giải quyết những vấn đề sau:
- Những hợp đồng đã hoàn tất việc giao hàng đi nhưng chưa thanh toán.
- Những hợp đồng đặt tại Việt Nam sản xuất hàng chuyên dụng (chủ yếu là máy móc cơ khí xuất khẩu sang I-rắc) chưa được thực hiện.
Những vấn đề trên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến chính trị của I-Rắc sau chiến tranh, phụ thuộc vào việc chính quyền mới, thể chế mới tại I-Rắc có tiếp tục cho phép các công ty chấp nhận các hợp đồng của Việt Nam hay không. đây là câu hỏi chưa thể trả lời: tuy nhiên, có thể đánh giá rằng rủi ro đối với các công ty Việt Nam là không cao.
III. BIỆN PHÁP XỬ LÝ:
Sau khi tiếp thu ý kiến Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, về các biện pháp xử lý các tác động xung quang vấn đề I-Rắc Bộ Thương mại xin đề xuất một số biện pháp như sau:
1. Hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, cước phí vận tải đối với các hợp đồng vận chuyển hàng hoá sang I-Rắc. hoặc các tuyến liên quan (Bộ Thương mại sẽ theo sát vấn đề này và có báo cáo cụ thể)
2. Xây dựng các phương án dự phòng, điều chỉnh các tuyến vận tải phù hợp để đối phó với các diễn biến có thể xảy ra(Đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải xây dựng phương án cụ thể)
3. Tính toán lượng xăng dầu dự trữ và cung cấp ra thị trường một cách hợp lý(Bộ Thương mại đã có đề án cụ thể và đang triển khai thực hiện)
4. ổn định tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Đôla mỹ, Euro và Yên nhật (đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện)
Trên đây là một số tổng hợp đánh giá của Bộ Thương mại về tác động về vận tải hàng không và vận tải biển đối với sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trước tình hình chiến tranh I-Rắc đã xảy ra. Xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết và tiếp tục chỉ đạo./.
| KT BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.